“Khoai tây rán” của biển đang bị đe dọa

L. helicina là động vật chân cánh – loài vật biển thân mềm có kích thước nhỏ như một quả đậu lăng – thường được gọi là “khoai tây rán” của đại dương vì chúng là nguồn thức ăn của rất nhiều loài bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích và cá tuyết. Pteropod có nghĩa là “chân cánh” ám chỉ sự biến đổi chân của động vật thân mềm thành cách hoặc bàn đạp được sử dụng để chèo trong nước. Sau khi động vật chân cánh được các loài cá tiêu thụ, chúng sẽ lại được các loài vật khác tiêu thụ, ví dụ như chim cánh cụt.

Chúng tạo vỏ canxi cácbonat từ nước biển. Vì tính chất axit của nước biển ngày càng cao do thay đổi khí hậu, vỏ của chúng xuống cấp, khiến khả năng chống chịu với sự ấm lên của khí hậu giảm đi đáng kể.

Nhà nghiên cứu Gretchen Hofmann cho biết: “Những sinh vật này không được biết đến rộng rãi, nhưng chúng đang gửi đến chúng ta những thông điệp giống như chim cánh cụt hoặc gấu trắng. Chúng là những kẻ báo hiệu của sự thay đổi”. 

Khi biển ấm hơn và nồng độ axit cao hơn, những sinh vật biển như Limacina helicina đang gánh chịu những áp lực rất lớn và toàn bộ mạng lưới thức ăn bị ảnh hưởng.
(Ảnh: Russ Hopocroft, Đại học Alaska Fairbanks)

Hofmann, giáo sư sinh vật học tại Đại học California, Santa Barbara, nghiên cứu làm thế nào gen được mở và tắt ở Limacina helicina và các động vật thân mềm khác khi chúng tạo ra vỏ canxi cácbonat cho bản thân. Bà báo cáo rằng để đối phó với nồng độ axit trong nước biển tăng cao, loài vật này phải “điều chỉnh” trao đổi chất để có thể tạo vỏ, nhưng với một cái giá nhất định. Những thay đổi sinh lý học để thích nghi với nồng độ axit cao khiến loài vật này ít có khả năng chịu đựng nước biển ấm hơn, và kích thước của chúng nhỏ đi.

Những quan sát này cho thấy tình huống “nguy cơ kép” – biển ấm lên và nồng độ axit tăng cao – sẽ hình thành môi trường phức tạp cho những sinh vật biển trong tương lai.

Hoffman cho biết: “Rất có thể đến năm 2050 loài vật này không thể tạo vỏ được nữa. Nếu chúng ta mất loài sinh vật này, tác động đến chuỗi thức ăn sẽ vô cùng to lớn”.

G2V Star (Theo LiveScience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video