Khoảng 2010, Việt Nam sẽ chế tạo vệ tinh nhỏ đầu tiên

Đây sẽ là sản phẩm "đầu tay" của Viện Công nghệ vũ trụ - một thành viên mới của Viện khoa học công nghệ VN, vừa chính thức ra mắt hôm nay. Vệ tinh nhỏ sẽ giúp quản lý tài nguyên môi trường, theo dõi thiên tai.

Giáo sư Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Viện KHCN Việt Nam, kiêm Chủ tịch Viện Công nghệ vũ trụ, cho biết thời gian tới, Viện sẽ tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực: Xây dựng công nghệ vũ trụ để có thể chế tạo vệ tinh, tiến tới làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ (dự kiến chế tạo chiếc đầu tiên vào 2010); Viễn thám ứng dụng, cung cấp ảnh vệ tinh để dự báo thời tiết, quan trắc tài nguyên, theo dõi diễn biến môi trường, phòng chống thiên tai...

"Chẳng hạn vụ ô nhiễm dầu đang diễn ra ở miền trung, nếu chúng ta có thiết bị thu ảnh thật tốt, có độ phân giải cao thì sẽ xác định được nguồn gốc dầu tràn từ đâu", GS Đặng Vũ Minh nói.

"Với ảnh viễn thám, chúng ta có thể nhìn từ cao xuống ở phạm vi rất nhỏ, thấy đến từng nóc nhà. Thí dụ nếu muốn xác định biến động diện tích đất hồ Tây (do bị lấn chiếm, bồi lấp...), mà ta lại có ảnh chụp ở hai thời điểm, năm 1984, và năm 2007, thì khi so sánh chúng với nhau ta sẽ biết ngay", ông cho biết thêm.

Công viên thống nhất, Ảnh do vệ tinh Quickbird chụp tháng 7/2004. (Ảnh: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, VNE)

Với các lĩnh vực trên, vệ tinh nhỏ có mục tiêu hoạt động khác hẳn với vệ tinh viễn thông Vinasat (do Bộ bưu chính viễn thông quản lý), chủ yếu phục vụ thông tin liên lạc

Cũng theo GS Đặng Vũ Minh, tuy chúng ta tiến tới tự chế tạo vệ tinh nhỏ, song Việt Nam vẫn cần mua ảnh viễn thám của nước ngoài, lập cơ sở dữ liệu cho toàn quốc. Việc chế tạo vệ tinh nhỏ của riêng mình sẽ giúp ta biết rõ lịch trình bay qua của nó, chủ động trong việc thu ảnh hơn.

Tại buổi ra mắt hôm nay, Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu cho biết Viện Công nghệ Vũ trụ là sản phẩm "thai nghén" 29 năm của các nhà khoa học tâm huyết, trong đó có cố tổng bí thư Lê Duẩn, và hiện được xem là Cơ quan nghiên cứu đầu ngành về công nghệ vũ trụ của Việt Nam.

Các lĩnh vực hoạt động khác của viện là tư vấn về chính sách phát triển ứng dụng công nghệ vũ trụ, tư vấn pháp lý trong việc sử dụng khoảng không vũ trụ, đào tạo cán bộ đại học...

Thuận An

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video