Khi bị kẻ săn mồi vừa nuốt vào trong bụng, con lươn biển đã xé toạc cổ họng của kẻ thù để trốn thoát ra ngoài.
Kỹ sư Sam Davis (58 tuổi, đến từ Maryland, Mỹ) đã chụp được khoảnh khắc kinh ngạc về một lươn biển xé toạc cổ họng của con diệc, kẻ vừa bắt được nó, để trốn thoát ra ngoài.
Con lươn biển xé toạc cổ họng của con diệc để đào tẩu.
Lươn biển thuộc họ cá chình, phần lớn sống ẩn mình trong lớp cát dưới đáy đại dương. Khi bị kẻ thù nuốt vào bụng nhưng vẫn còn sống, lươn biển có thể chạy trốn bằng cách sử dụng phần đuôi nhọn cứng của chúng để đào bới, xuyên thủng cổ họng của kẻ săn mồi, nhờ vậy mà chúng sẽ không bị tiêu hóa thành thức ăn.
Bức ảnh được chia sẻ trên Instagram cho thấy, con lươn biển xé toạc cổ họng của con chim diệc xanh khi nó đang bay trên không trung.
Con lươn biển chạy trốn bằng cách dùng phần đuôi nhọn cứng của chúng để đào bới, xuyên thủng cổ họng.
Chia sẻ về khoảnh khắc ấn tượng này, Sam cho biết: “Tôi đã tới đây để chụp ảnh cáo, đại bàng và bất cứ thứ gì khác có thể thú vị. Có hai con đại bàng con nhìn thấy cảnh yếu thế của con chim diệc và cố bám theo nó, tôi nghĩ rằng chúng đang cảm nhận được bữa ăn ngon khi nhìn thấy con diệc bị như thế.
Ban đầu tôi nghĩ con diệc bị con lươn hoặc rắn cắn vào cổ. Nhưng khi tôi về nhà và chỉnh sửa ảnh, tôi thấy rõ ràng là con lươn đang chui qua cổ của con chim diệc. Tôi có thể nhìn thấy ánh mắt của con lươn, nó vẫn còn sống”.
Cận cảnh phần cổ của con chim diệc khi bị lươn chui ra.
“Tôi chưa từng nhìn thấy việc này trước đây. Cũng có một con cáo linh cảm được con vật kia đang gặp nạn. Nó đi theo con diệc và để mắt tới những con đại bàng”, Sam cho biết thêm.
Lươn biển có thể dài tới 2,1m hoặc hơn, chiếc đuôi sắc nhọn của chúng chiếm hơn một nửa chiều dài cơ thể.
Con chim diệc xanh đậu trên cành cây khi bị con lươn biển chui ra khỏi cổ.
Trong một nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên về việc lươn biển chui qua cổ họng của những kẻ săn mồi.