Không chỉ chó, mà hươu, khỉ, và chim cũng sủa khi bản thân mâu thuẫn

Theo Kathryn Lord, cán bộ trường đại học Massachusetts Amherst, xét về mặt sinh học, không chỉ riêng chó mà nhiều loài động vật khác cũng sủa. Tuy nhiên, nhà sinh học tiến hóa này cũng nói thêm, chó nuôi có âm điệu sủa rõ ràng hơn nhiều so với chim, nai, khỉ cùng các loài động vật hoang dã có tiếng sủa khác. Bà cho rằng, nguyên nhân là do lịch sử hàng vạn năm chó sống gần gũi với con người.

Trong kết quả nghiên cứu công bố trên số đặc biệt của tờ Behavioural Processes, Lord cùng các đồng nghệp đến từ trường đại học Hampshire cũng cung cấp những tài liệu khoa học cùng một định nghĩa đầu tiên thực tế và chính xác về mặt âm học của tiếng sủa loài này.

Như Lord, tiến sĩ sinh học tổ chức và tiến hóa thuộc đại học Massachusetts Amherst giải thích: “Chúng tôi có một giả thuyết khác với giả thuyết mà nhiều nhà sinh học vẫn đồng tình gần đây khi giải thích rằng tiếng sủa của chó xuất phát từ trung khu thần kinh như ở người và định nghĩa rằng sủa là một hoạt động phát âm được chỉ đạo từ bên trong." Tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, sủa không phải là một dạng giao tiếp đặc biệt giữa chó với người. “Chúng tôi muốn nói rằng chó nhà không có một thông điệp chủ đích nào như ‘Tôi muốn chơi đùa’ hay ‘Căn nhà đang cháy’ cả.”

Trái lại, bà cùng các đồng nghiệp cho rằng sủa là một tín hiệu thính giác liên quan tới hoạt động tấn công – phòng vệ trong quá trình tiến hóa, là một phản ứng thông báo sự có mặt của kẻ thù cho những con khác biết khi một cá thể nhận thấy có kẻ xâm lấn đang tiến đến. Chó sủa vì nó cảm thấy có mâu thuẫn trong chính nó, ví dụ như bản thân nó vừa có tiếng nói thúc giục hãy bỏ chạy, vừa có tiếng nói thúc giục ở lại bảo vệ lãnh thổ và con cái. Khi cả đàn tập hợp lại, tiếng sủa là lời hăm dọa, khiến kẻ thù phải quay đầu bỏ chạy.

“Chúng tôi nghĩ rằng chó sủa vì mâu thuẫn bên trong và vì lí do tấn công nói trên. Chó nhà sủa nhiều hơn vì chúng bị đặt, và tự đặt mình, vào những tình huống xung đột thường xuyên hơn,” bà nói.

Lí do giải thích nằm ở những ngày tháng đầu tiên chó sống bên cạnh con người cách đây 8.000 tới 10.000 năm. Sẽ rất bất tiện nếu chúng phải bỏ chạy thật xa mỗi khi có người hoặc con vật nào đó tới gần. Lord giải thích: “Xét về mặt tiến hóa, chó tự chọn lựa hành động ở nguyên tại chỗ, vượt qua nỗi sợ hãi và nhận lấy phần thưởng là một miếng thịt hoặc thức ăn nào đó trước khi con chó khác tranh mất. Đó chính là lí do vì sao chúng cho phép con người tiến cận gần đến vậy. Những con chó sợ hãi sẽ chết, trong khi những con mạnh bạo hơn ở lại, được ăn uống, tồn tại và sinh sản. Và cứ thế, xu hướng này được di truyền qua các thế hệ. “

Tại sao chó lại sủa nhiều như vậy? Kết quả nghiên cứu mới đây của nhà sinh học tiến hóa Kathryn Lord cùng các đồng nghiệp chỉ ra nguyên nhân chủ yếu là vì lịch sử tiến hóa của một loài ăn thịt hơn là vì mong muốn giao tiếp với con người. (Ảnh: Raymond Coppinger)

Bà giải thích thêm, “Ngược lại, những loài động vật hoang dã như chó sói chẳng hạn lại phải trải qua một hành trình dài chạy trốn. Khi nghe thấy tiếng động lạ, chúng sẽ bỏ chạy trước khi bạn kịp nhìn thấy chúng. Trong khi đó, những con chó nhà đứng im tại chỗ, bám lấy lãnh thổ của nó, và khi kẻ xâm lấn càng đến gần thì khả năng xảy ra chiến đấu càng cao lên.”

“Một ví dụ khác để chứng minh chó nhà sủa nhiều hơn là do môi trường sống chung với con người chứ không phải tự do hành vi của chó: con vật kiên quyết đứng im sau hàng rào khi có một người lạ đến nhà. Có thể con chó cảm thấy quá bồn chồn hoặc quá phấn khích khi thấy người lạ - nhưng trong cả hai trường hợp, nó không tiến cận người đó nhưng cũng không bỏ chạy. Và đây chính là mâu thuẫn bên trong bản thân nó, dẫn tới hành động sủa.”

Trong báo cáo nói trên, các nhà nghiên cứu đã dành tới vài trang để giải thích 8 chỉ số thuộc 3 nhóm cần được đáp ứng để một âm phát ra được coi là tiếng sủa, ví dụ như khóa nhạc, độ ồn, độ cao thấp, âm lượng, điểm khởi đầu, và nhịp độ.

Theo họ, sủa không phải là một thông điệp giao tiếp tự tham chiếu, mà là một âm to, ngắn, là sự kết hợp giữa tiếng ồn và âm giọng - rất ít gặp trong tiếng kêu của động vật. Định nghĩa này mở rộng tính hữu dụng của tiếng sủa với tư cách là một hoạt động chức năng ở nhiều loài vật và phổ biến hơn cả là ở chó nhà. “Chiếu theo định nghĩa này, thì ngay cả chim cũng sủa, và tất nhiên nhiều thú có vú như khỉ, khỉ đầu chó, loài gặm nhấm và hươu nai đều sủa,” Lord giải thích. “Nói chung ở thú có vú và chim, những âm thanh phát ra trong trường hợp bản thân mâu thuẫn đều là tiếng sủa.”

Nhìn nhận tiếng sủa theo quan điểm tiến hóa như vậy hẳn sẽ vấp phải sự phản đối của một số chủ nhân nuôi vật cưng, các nhà nghiên cứu lưu ý. “Chúng tôi hiểu khi mọi người nói rằng chó của họ sủa vì đòi ăn tối hay muốn ra ngoài và chơi đùa,” Lords nói. “Chó là loài có khả năng học rất nhanh và chúng sẽ sớm hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa tiếng sủa lúc 10h tối với việc chủ nhân thức dậy và đưa chúng ra ngoài. Điều đó đúng, nhưng theo quan điểm của chúng tôi nó chưa đủ để khẳng định rằng loài động vật này đang ám chỉ một hành động cụ thể. Đúng hơn, chúng chỉ xem sủa như một hành động hợp lý để được đáp lại, cũng giống như ngồi xuống hay giơ một chân lên xin ăn.”

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video