Không có não nhưng thực vật vẫn thông minh hơn chúng ta nghĩ

Mặc dù không có não hay hệ thống thần kinh như con người, nhưng thực vật vẫn có khả năng quyết định cách phát triển để tối đa hóa sự sống của chúng.

Chúng ta đều biết cây cối có khả năng đưa ra các quyết định để thích nghi với môi trường, nhưng nghiên cứu mới đây còn cho thấy, thực vật có thể đưa ra lựa chọn khi có nhiều áp lực xung quanh như phải cạnh tranh ánh sáng với nhiều đối thủ.

Theo đó, thực vật có khả năng biến đổi để thích ứng với kích thước và mật độ của các thực vật xung quanh. Tùy vào điều kiện của môi trường mà thực vật có thể vươn cao hơn đối thủ hoặc chuyển sang sống trong chế độ thiếu sáng.


Cây cối có khả năng đưa ra các quyết định để thích nghi với môi trường.

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Tübingen, Đức, một số cây thậm chí còn có thể phát triển tách biệt so với các bạn đồng hành của chúng (hành vi tránh né).

Michal Gruntman, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Có nhiều tài liệu ghi chép lại 3 phản ứng điển hình của thực vật trước sự cạnh tranh ánh sáng. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xem xét xem liệu thực vật có khả năng tự lựa chọn 1 trong 3 cách phản ứng đó để thích nghi với mật độ và kích thước của đối thủ cạnh tranh trong môi trường sống hay không”, kết quả là: Chúng hoàn toàn có thể.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm với loài Potentilla reptans (hoa dâu tây), và mô phỏng thí nghiệm với nhiều điều kiện môi trường tự nhiên khác nhau.

Bộ lọc có sọc dọc xanh trong suốt được sử dụng để điều chỉnh ánh sáng, cũng như điều chỉnh bước sóng đỏ của ánh sáng. Đây cũng là cách mà thực vật sử dụng để phản ứng khi ánh sáng chúng nhận được bị lọc bớt qua lá của những thực vật sinh sống quanh chúng.

Khi được thử nghiệm trong môi trường xung quanh gồm nhiều bông cải nhỏ, mật độ dày, loài Potentilla reptans phản ứng bằng cách phát triển theo chiều dọc. Còn khi được thử nghiệm trong môi trường gồm nhiều cây thân lớn, cao, Potentilla reptans lại có khả năng chịu bóng dâm cao. Tùy vào điều kiện cụ thể, cây sẽ giảm tỷ lệ quang hợp và làm cho lá của chúng mỏng hơn, rộng hơn, để thu được nhiều ánh sáng hơn.


Thực vật có khả năng quyết định cách phát triển để tối đa hóa sự sống của chúng.

Cuối cùng, khi môi trường gồm nhiều cây thân cao, mỏng; Potentilla reptans quyết định phát triển cách xa ra ngoài một chút. Lúc này, hành vi tránh né được ghi nhận cao nhất.

Tất cả những thí nghiệm trên cho thấy, mặc dù thực vật không có não hay hệ thống thần kinh như chúng ta, chúng vẫn có khả năng quyết định cách phát triển để tối đa hóa sự sống của chúng. Bất kì ai theo dõi sự phát triển của thực vật đều có thể dễ dàng nhận thấy chúng có xu hướng đi theo ánh sáng. Nhưng chúng cũng có khả năng thích nghi cao với môi trường sống, một cách nhanh chóng nữa là đằng khác.

"Trong môi trường không đồng nhất, khả năng lựa chọn giữa các phản ứng khác nhau trước môi trường của thực vật đặc biệt quan trọng. Nhờ vậy, thực vật có thể tự do phát triển với đa dạng quy mô, độ tuổi và mật độ; tùy vào chiến lược phát triển thích hợp của chúng", Gruntman cho biết.

Cập nhật: 02/01/2018 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video