Không phải gà, đây mới là loài gia cầm đầu tiên được con người thuần hóa

Ngỗng có thể là loài gia cầm được thuần hóa lâu đời nhất trong lịch sử thế giới, với các bằng chứng từ Trung Quốc cho thấy loài động vật thuộc lớp chim này có thể đã tồn tại giữa con người từ hàng nghìn năm trước, theo một phát hiện mới được công bố hôm thứ Hai trên tạp chí học thuật quốc tế Proceedings of the National Academy of Sciences.

Các nhà nghiên cứu cho biết, xương ngỗng cổ xưa được thu thập từ một ngôi làng trồng lúa 7.000 năm tuổi ở tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc cho thấy việc thuần hóa đã có từ thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên trong thời kỳ đồ đá mới.


Chăn nuôi ngỗng.

“Điểm thú vị là loài già nhất (loài chim đã được thuần hóa) không phải là gà, mà là ngỗng", Masaki Eda, phó giáo sư tại Đại học Hokkaido ở Nhật Bản và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. Ông cũng nói rằng phát hiện này đã đánh đổ niềm tin bấy lâu nay rằng gà là loại gia cầm xuất hiện sớm nhất trên thế giới.

Trái ngược với gà - loài gia cầm được nuôi phổ biến nhất ở Trung Quốc và các nơi khác trên toàn cầu - ngỗng hiện chỉ là một loài gia cầm thứ yếu. Mặc dù Trung Quốc thống trị sản lượng thịt ngỗng trên toàn cầu, nhưng loài động vật này không phải là nguồn thực phẩm hàng đầu trên bàn ăn của người Trung Quốc, ngoài một số món ăn phổ biến như ngỗng quay.

Bằng chứng trên cũng hỗ trợ cho kết quả nghiên cứu được phát hiện tại khu vực Tianluoshan của tỉnh Chiết Giang, nơi chứa những gì còn sót lại của một ngôi làng trồng lúa thuộc Văn hóa Hemudu cổ đại. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra một số bộ xương được nghiên cứu thuộc về những con ngỗng lai tạo tại địa phương, với chế độ ăn của chúng có thể bao gồm lúa gạo trong làng - khác với ngỗng di cư - cho thấy dấu hiệu của quá trình thuần hóa sớm.

Dựa trên các dấu vết mổ và chế tạo trên xương, các nhà nghiên cứu cho rằng những con ngỗng được nuôi tại địa phương đã cung cấp nguyên liệu thô cho các công cụ và thức ăn bổ sung cho con người thời bấy giờ. Giáo sư Eda nói rằng ngỗng không phải là nguồn cung cấp thịt chính ngay cả vào thời điểm đó, và thịt hươu và thịt vịt phổ biến hơn trên bàn ăn.

Với bằng chứng cho thấy lịch sử thuần hóa ngỗng lâu đời từ thời kỳ đồ đá mới, các nhà nghiên cứu cho rằng những con ngỗng được lai tạo tại địa phương ở Tianluoshan có thể là tổ tiên của ngỗng nội địa châu Âu ngày nay.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng mặc dù một số nghiên cứu đã theo dõi quá trình thuần hóa ban đầu của gà đến đầu thiên niên kỷ 9 trước Công nguyên, nhưng độ tin cậy của bằng chứng này vẫn còn nhiều “nghi vấn”. Theo Eda, một kết luận được công nhận rộng rãi hơn đã chỉ ra rằng việc thuần hóa gà sớm nhất đã xuất hiện hơn 2.000 năm trước ở Ấn Độ.

Cập nhật: 12/03/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video