Kịch bản biến đổi khí hậu: Hơn 1/3 ĐBSCL bị ngập

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) Phạm Khôi Nguyên, 50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở VN đã tăng khoảng 0,5-0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Những tác động từ biến đổi khí hậu (BĐKH) làm vấn nạn thiên tai, bão lũ, hạn hán ngày càng nghiêm trọng.

Theo Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, Bộ TN-MT sẽ tiếp tục cập nhật các kịch bản BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn để các bộ, ngành và địa phương triển khai kế hoạch hành động, thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. 

Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường)

Xuất hiện nhiều dị thường

Theo các chuyên gia xây dựng kịch bản “BĐKH, nước biển dâng”, biểu hiện của BĐKH, nước biển dâng ở VN qua kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của các yếu tố khí hậu và mực nước biển có những điểm rất đáng lưu ý: nhiệt độ trung bình năm của bốn thập niên gần đây (1961-2000) đã cao hơn trung bình năm của ba thập niên trước đó (1931-1960).

Một số nơi như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, nhiệt độ trung bình năm của thập niên 1991-2000 đều cao hơn trung bình của thập niên 1931-1940 theo các mức Hà Nội 0,8oC, Đà Nẵng 0,4oC và TP.HCM 0,6oC. Riêng năm 2007, nhiệt độ trung bình ở cả ba nơi này đều cao hơn trung bình của thập niên 1931-1940 từ 0,8-1,3oC và cao hơn thập niên 1991-2000 là 0,4-0,5oC. 

Các kịch bản nước biển dâng

* TP. HCM: khi mực nước biển dâng 65cm, phạm vi ngập 128km2 (6%); dâng 75cm, ngập 204km2 (10%); dâng 100cm, ngập 473km2 (23%).

* Đồng bằng sông Cửu Long: dâng 65cm, ngập 5.133km2 (12,8%); dâng 75cm, ngập 7.580km2 (19%); dâng 100cm, ngập 15.116km2 (37,8%).

Xây dựng kế hoạch hành động

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chấp thuận đề nghị của Bộ TN-MT để bộ này sử dụng các kịch bản BĐKH làm cơ sở ban đầu xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH. Phó thủ tướng giao Bộ TN-MT thông báo các kịch bản BĐKH ở VN để các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.

Theo Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, kịch bản này mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, đến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành việc cập nhật các kịch bản BĐKH và đến năm 2015 tiếp tục cập nhật các kịch bản BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng cho các giai đoạn đến năm 2100.

Cũng theo các chuyên gia, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới VN đã giảm rõ rệt trong hai thập niên qua. Tuy nhiên các biểu hiện dị thường xuất hiện nhiều hơn, cụ thể đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài tới 38 ngày trong tháng 1 và 2-2008. Đối với bão, những năm gần đây có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn, quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, đặc biệt nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn.

Tính toán của các chuyên gia cũng cho thấy tổng lượng mưa năm và lượng mưa vào mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng. Tính chung cả nước, lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Riêng ở bốn vùng khu vực phía Bắc, lượng mưa năm có thể tăng từ 5-10% so với thời kỳ 1980-1999.

Mới là định hướng ban đầu!

Theo kịch bản nước biển dâng, vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28-33cm, đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 65-100cm so với thời kỳ 1980-1999.

Theo lãnh đạo Bộ TN-MT, mục tiêu của việc xây dựng các kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho VN là đưa ra những thông tin cơ bản về xu thế BĐKH, nước biển dâng của VN trong tương lai, tương ứng với các kịch bản khác nhau về phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu dẫn đến các tốc độ phát thải khí nhà kính khác nhau.

Theo đó, các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho VN bao gồm: mức độ tin cậy của kịch bản BĐKH toàn cầu; độ chi tiết của kịch bản BĐKH, tính kế thừa, tính thời sự của kịch bản, tính phù hợp địa phương, tính đầy đủ của kịch bản và khả năng chủ động cập nhật.

Các địa phương sẽ xác định số thiệt hại

Theo viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường Trần Thục, kịch bản hiện nay chưa chi tiết được tại những nơi như ĐBSCL, TP.HCM có bao nhiêu ngôi nhà, hộ dân, diện tích lúa, hoa màu... sẽ bị ngập chìm khi mực nước biển dâng lên 65cm hay 75cm. Kịch bản mới chỉ xác định được các số liệu như khi nước biển dâng lên 65cm thì phạm vi bị ngập khu vực TP.HCM là bao nhiêu kilômet vuông. Tương tự, khu vực ĐBSCL cũng mới chỉ xác định được khi nước biển dâng theo các mức 65cm, 75cm hoặc 100cm sẽ có bao nhiêu kilômet vuông bị ngập.

Vẫn theo ông Thục, bản thân các tỉnh, địa phương là những đơn vị nắm sát nhất những vấn đề như số hộ dân, nhà cửa bị ảnh hưởng, số diện tích hoa màu, lúa nước bị đe dọa. Ông cho biết trên cơ sở nghiên cứu của kịch bản bước đầu, Bộ TN-MT sẽ cung cấp cho các tỉnh - những nơi bị ảnh hưởng của BĐKH - bản đồ chi tiết các vùng bị ngập theo từng số liệu nước biển dâng. Những địa phương này sẽ được hỗ trợ kinh phí để xác định cụ thể con số thiệt hại từ nhà cửa, vật nuôi, lúa nước và đề ra kế hoạch hành động ứng phó. 

 

TP.HCM kẹt xe vì mưa lớn

Hàng ngàn người đi ôtô, xe gắn máy đã bị kẹt cứng nhiều giờ liền trên đường Hồng Bàng (Q.6 và Q.11, TP.HCM) vào chiều 19-8 do cơn mưa to lúc 13g cùng ngày gây ngập nặng tại khu vực này. Ngoài đường Hồng Bàng, nhiều tuyến đường khác khu vực bùng binh Cây Gõ như Minh Phụng, Ba Tháng Hai, Phú Thọ... đều bị ngập khoảng nửa mét làm hàng trăm xe chết máy gây tình trạng kẹt xe tương tự.

Đến 19g tình hình kẹt xe trở nên căng thẳng hơn. Theo ghi nhận, do chờ quá lâu, nhiều hành khách đi xe buýt đã phải xuống đường để thoát khỏi vùng ngập. Trong khi có rất nhiều tài xế, lơ xe của các xe tải, xe khách bị kẹt trên đường Hồng Bàng leo lên nóc xe... xem cảnh ngập vì xe không đi được. Đến gần 20g, nước ngập tại khu vực này mới rút hết, tuy nhiên tình hình kẹt xe vẫn còn kéo dài khoảng 2km trên đường Hồng Bàng đoạn từ đường Nguyễn Thị Nhỏ đến cầu Ông Buông.

Mưa cũng làm các tuyến đường khu vực công viên Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình) ngập hơn 20cm gây ra tình trạng ùn ứ giao thông tại khu vực này trong nhiều giờ.  Chí Quốc

Học viên đứng trước cổng Học viện Hành chính quốc gia TP.HCM chờ nước rút để về (ảnh chụp sau cơn mưa chiều 19-8 tại đường Ba Tháng Hai, Q.10, TP.HCM) - (Ảnh: A. Lộc)

 

Theo Xuân Long - Tuổi trẻ online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video