Kính “săn người ngoài hành tinh” của Trung Quốc có thành quả lớn đầu tiên

Kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới ở Trung Quốc đã tìm thấy hai ngôi sao xung sau một năm hoạt động thử nghiệm, Tân Hoa Xã đưa tin ngày 10/10.

Sao xung được phát hiện vào ngày 22 và 25/8 bởi các nhà nghiên cứu của Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Trung Quốc (NAOC), theo giám đốc khoa học Li Di.

Được đặt tên là J1859-01 và J1931-01, hai sao xung cách Trái Đất lần lượt 16.000 và 4.100 năm ánh sáng.


Kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới ở Trung Quốc.

Sao xung là những vì sao xoay nhanh, lớn hơn ở Mặt trời, phát ra chùm tia bức xạ mà chỉ có thể được phát hiện bởi kính thiên văn nhạy cảm.

"Thật đáng khích lệ khi đạt được những kết quả như vậy chỉ trong vòng một năm", Peng Bo, phó giám đốc của Fast, cho biết.

Được hoàn thành vào tháng 9 năm ngoái, kính thiên văn có tên Fast bao phủ diện tích gần 30 sân bóng đá.

Kính thiên văn đã trải qua 1/3 thời gian thử nghiệm kéo dài 3 năm. Nó nằm ở miền núi tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc.

Nhiệm vụ của kính thiên văn là "lắng nghe" để tìm sao xung và các tín hiệu radio khác – những điều có thể là đầu mối về của cuộc sống ngoài Trái đất.

Theo Tân Hoa Xã, chi phí xây dựng kính thiên văn là 1,2 tỷ nhân dân tệ, tương đương 4,1 nghìn tỷ đồng.

Dự án kéo dài 5 năm đã di dời 8.000 người sống trong khu vực, tạo ra sự im lặng cần thiết trong bán kính 5km để kính viễn vọng hoạt động.

Khi hoạt động đầy đủ, quy mô và độ phức tạp của kính thiên văn có thể dẫn tới những khám phá thiên văn học quan trọng, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.

Cập nhật: 11/10/2017 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video