Kính viễn vọng “vũ trụ tối” tiết lộ hình ảnh kinh ngạc đầu tiên

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa công bố một "bức tranh khảm" ma mị được tạo nên bởi chiến binh khai phá vũ trụ tối Euclid.

Theo Space.com, hình ảnh đặc biệt mà ESA vừa công bố là "trang đầu tiên" của tập bản đồ vũ trụ mà Euclid - thường được gọi là "kính viễn vọng vũ trụ tối" - đang xây dựng.

ESA mô tả đó là một bức tranh khảm vũ trụ rộng lớn, được ghép từ 260 đợt quan sát từ ngày 25-3 đến 8-4 năm nay, chứa 208 gigapixel dữ liệu.


Mảnh bầu trời đẹp mắt và ma mị được tạo thành từ những quan sát đầu tiên của kính viễn vọng khai phá vũ trụ tối Euclid - (Ảnh: ESA).

Tuy chúng ta đang nhìn vào một bức hình bé nhỏ, nhưng thật ra đó là hình ảnh 2D của một vùng không gian rộng gấp 500 lần so với trăng tròn xuất hiện trên bầu trời Trái Đất và sâu tới 10 tỉ năm ánh sáng.

Euclid được gọi là "kính viễn vọng vũ trụ tối" bởi sứ mệnh kéo dài 6 năm của nó sẽ giúp tạo ra bản đồ 3D lớn nhất về vũ trụ mà con người từng có.

Không chỉ giúp chúng ta nhìn rõ các vật thể xa xôi, siêu bản đồ này còn giúp các nhà khoa học nghiên cứu những bí ẩn của vật chất tối và năng lượng tối, đôi khi được gọi chung là "vũ trụ tối".


Hai thiên hà mang tên hai thiên hà ESO 364-G035 và ESO G036 đang tương tác với nhau trong một hình ảnh mà Euclid chụp được - (Ảnh: ESA).

"Bức ảnh tuyệt đẹp này là mảnh đầu tiên của một bản đồ mà trong sáu năm nữa sẽ tiết lộ hơn 1/3 bầu trời" - TS Valeria Pettorino, nhà khoa học thuộc Dự án Euclid tại ESA, cho biết.

Ông giải thích những gì vừa được công bố mới chỉ là 1% bản đồ, nhưng đã chứa đựng vô số thông tin khác nhau mà các nhà vũ trụ học có thể dựa vào đó để mô tả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong khu vực này của vũ trụ.

Được phóng vào tháng 7-2023 , Euclid bắt đầu thực hiện các quan sát khoa học vào tháng 2 năm nay.

Kính viễn vọng không gian góc rộng này có camera 600 megapixel có thể ghi lại ánh sáng khả kiến và ánh sáng cận hồng ngoại bằng máy quang phổ.

Nó cho phép chúng ta đo độ dịch chuyển đỏ của các vật thể xa xôi, là màu đỏ tạo ra khi ánh sáng từ các thiên thể xa xôi di chuyển về phía sóng dài hơn (đỏ hơn) trong quang phổ.

Có hiện tượng này là do các vật thể đó đã và đang bỏ chạy khỏi chúng ta với tốc độ cao, do vũ trụ giãn nở.

Bằng cách "quay phim, chụp ảnh" một loạt các thiên hà, Euclid có thể đo lường tác động của năng lượng tối, một lực bí ẩn thúc đẩy sự tăng tốc của vũ trụ, bằng cách mở rộng không gian giữa các thiên hà.

Cập nhật: 18/10/2024 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video