Kỳ lạ: Rắn không chân leo cây siêu đẳng khó tin

Một nghiên cứu mới phát hiện ra, một số loài rắn dường như không khác gì những con mèo có khả năng leo trèo cây rất tài tình. Trong khi một điều dễ nhận thấy rằng rắn lại vốn là loài không có chân hay móng vuốt, vậy thì chúng làm thế nào để leo cây giỏi như vậy?

Việc leo trèo không chỉ là một việc không phải dễ dàng đối với rắn mà cả với các động vật khác. Vì so với di chuyển trên một vùng bằng phẳng theo chiều ngang, leo trèo sẽ đòi hỏi phải làm sao con vật thắng được trọng lực để khỏi bị ngã xuống đất. Để giải quyết điều này, mỗi loài vật sẽ có những thủ thuật riêng của nó.


Rắn leo cây siêu đẳng chẳng kém mèo hay báo.

Chẳng hạn rất nhiều động vật có vú như mèo, báo biết sử dụng móng vuốt của mình để bám vào cây. Còn một số loài thằn lằn và ếch cây lại có miếng đệm ở dưới bàn chân chứa các sợi lông nhỏ tạo ra lực tĩnh điện hút các phân tử bề mặt vật leo trèo. Trong khi đó con người và nhiều động vật khác lại thiếu đi cơ chế thích ứng như vậy và chỉ thường leo lên cây bằng cách sử dụng các lực cơ bắp.

Đối với loài rắn, tuy không có chân nhưng theo nghiên cứu mới nhất của một nhóm nhà khoa học tại Mỹ phát hiện thấy các con rắn cũng leo trèo giỏi nhờ sử dụng lực nén của cơ thể để kẹp vào thân cây cũng như các bề mặt vật giúp nó leo trèo lên được. Cho đến nay cũng chưa có ai tính toán được thực tế loài rắn sẽ phải bỏ ra một lực trung bình bao nhiêu để leo được lên cây.

Để tính toán một cách cụ thể, nhà sinh học Greg Byrnes ở Cao đẳng Siena tại New York và đồng nghiệp Bruce Jayne tại Đại học Thú y ở Ohio đã thử nghiệm với 10 con rắn thuộc 5 loài: trăn Boa, rắn cây nâu, trăn thảm, trăn cây xanh và một loài trăn nhỏ hơn. Các con vật này được cho leo lên một cột trụ thẳng, mỗi con thực hiện 10 lần.


Rắn Ngô sử dụng vảy lớn để bám vào thân cây.

Byrnes và Jayne đã tính toán lượng lực kẹp cần thiết để các con rắn có thể tránh bị rơi xuống đất khi leo trèo. Theo đó, trung bình các con rắn sử dụng lực khi leo trèo ở mức gấp 2,5- 5 lần bình thường. “Chúng sử dụng một lượng lực như vậy không phải là tối đa cũng không phải là tối thiểu”, Byrnes.

Tuy nhiên, còn một điều bí ẩn ở chỗ mà nhóm nghiên cứu vẫn chưa giải đáp được. Đó là tại sao rắn lại phải bỏ ra quá nhiều lực lớn hơn với lực cần thiết cần thiết để leo cây như vậy. Được biết, ngoài sử dụng lực để leo trèo, một số loài rắn, nhất là các con trăn còn chuyên sử dụng lực cơ thể để bóp chết con mồi trước khi ăn.

Trước đó, một nghiên cứu ở loài rắn ngô còn phát hiện ra, loài rắn này còn sử dụng cả vảy của nó để tạo lực nén và bám tốt hơn khi leo cây. Song không phải loài rắn nào cũng có vảy như vậy.

Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video