Kỳ lạ sinh vật thức giấc sau hơn 100 triệu năm ngủ dưới đáy đại dương

Những vi sinh vật bị chôn vùi trong bụi đất cách đây 101,5 triệu năm, trước cả khi khủng long Bạo chúa xuất hiện trên hành tinh này. Thời gian trôi qua, các lục địa dịch chuyển, đại dương lên xuống, vượn lớn xuất hiện và cuối cùng là loài người tiến hóa với sự tò mò và kỹ năng đào bới những tế bào từ thời cổ đại đó. Vào năm 2020, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã đưa các sinh vật đơn bào trở lại cuộc sống.

Các nhà nghiên cứu trên tàu khoan thăm dò JOIDES Resolution đã thu thập các mẫu trầm tích dưới đáy đại dương cách đây 10 năm. Các mẫu vật được lấy từ độ sâu 100m dưới đáy sâu 6.000m ở Nam Thái Bình Dương. Đó là một khu vực có rất ít chất dinh dưỡng, oxy dự trữ để các loài sinh vật có thể tồn tại. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học muốn tìm kiếm dữ liệu về cách các vi sinh vật có thể tồn tại ở một vùng xa xôi và khắc nghiệt như vậy.


Những tế bào được tìm thấy có khả năng thức dậy khi có oxy và dinh dưỡng.

"Câu hỏi chính của chúng tôi là liệu sự sống có thể tồn tại trong một môi trường hạn chế chất dinh dưỡng hay đây là khu vực không có sự sống", nhà khoa học Yuki Morono đến từ Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển-Trái đất Nhật Bản cho biết. "Chúng tôi cũng muốn biết vi sinh vật có thể duy trì sự sống bao lâu trong điều kiện gần như không có thức ăn".

Kết quả nghiên cứu cho thấy những tế bào được tìm thấy trong các mẫu trầm tích 101,5 triệu năm trước có khả năng thức dậy khi có oxy và dinh dưỡng. "Ban đầu, tôi nghi ngờ, nhưng sau đó chúng tôi phát hiện có tới 99,1% vi khuẩn trong trầm tích lắng đọng cách đây 101,5 triệu năm vẫn còn sống và sẵn sàng ăn".

Các vi khuẩn đã ngừng tất cả những hoạt động đáng chú ý nhưng khi có dinh dưỡng và các nhu cầu sống thiết yếu khác, chúng hoạt động trở lại. Để đảm bảo các mẫu vật không bị nhiễm vi sinh vật hiện đại, nhóm nghiên cứu đã mở lớp trầm tích trong một môi trường vô trùng cao, chọn các tế bào vi sinh vật hiện diện và cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng thông qua một cái ống nhỏ để không nhiễm các vi sinh vật hiện đại.

Các tế bào đã phản hồi lại rất nhanh. Chúng ngấu nghiến nitơ và cacbon. Trong vòng 68 ngày, tổng số tế bào đã tăng lên gấp 4 lần so với 6.986 tế bào ban đầu.

Vi khuẩn hiếu khí (thở oxy) là những tế bào mạnh mẽ nhất và chúng có khả năng thức dậy nhiều nhất. Những sinh vật nhỏ bé này đã sống sót nhờ vào những bong bóng khí nhỏ lắng xuống cùng trầm tích theo các giai đoạn địa chất. Có vẻ như tốc độ trao đổi chất của vi khuẩn hiếu khí rất chậm, đủ để chúng tồn tại trong thời gian dài như vậy.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature Communications vào ngày 28/6/2020.

Cập nhật: 27/04/2022 Theo NĐT
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video