Kỳ lạ vật thể trong vũ trụ liên tục nổ hết lần này đến lần khác

Các nhà thiên văn đã theo dõi một vật thể vũ trụ bí ẩn thực hiện 1.652 vụ nổ năng lượng trong một khoảng thời gian ngắn. Mặc dù các nhà nghiên cứu không lý giải được điều gì đã khiến nó lặp đi lặp lại như vậy, nhưng họ hy vọng những quan sát mới sẽ giúp họ tìm ra nguyên nhân.

Vật thể này được gọi là FRB (vụ nổ vô tuyến nhanh), một hiện tượng bí ẩn được quan sát lần đầu tiên vào năm 2007. FRB tạo ra các xung trong phần vô tuyến của phổ điện từ. Những xung này chỉ kéo dài vài phần nghìn giây nhưng tạo ra nhiều năng lượng như mặt trời trong một năm.


Có những vật thể trong vũ trụ phát nổ liên tục.

Một số FRB phát ra năng lượng chỉ một lần, nhưng nhiều - trong đó có FRB 121.102, nằm ở một ngôi sao lùn được biết đến là lặp lại các vụ nổ. Sử dụng Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 5 trăm mét (FAST) ở Trung Quốc, một nhóm các nhà khoa học đã quyết định tiến hành một nghiên cứu sâu rộng về FRB lặp lại này.

Bing Zhang, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Nevada, Las Vegas, Mỹ, cho biết chiến dịch này chỉ nhằm thu thập dữ liệu thông thường về thực thể cụ thể này.

Ông Zhang nói thêm, FAST là kính thiên văn vô tuyến nhạy nhất thế giới, vì vậy nó có thể phát hiện ra những thứ mà các đài quan sát trước đây có thể đã bỏ sót. Trong khoảng 60 giờ, các nhà nghiên cứu đã theo dõi FRB 121102 phát nổ 1.652 lần, đôi khi lên đến 117 lần mỗi giờ, nhiều hơn rất nhiều so với bất kỳ FRB lặp lại nào.

Hầu hết các FRB xảy ra trong vũ trụ xa xôi, điều này gây khó khăn cho việc nghiên cứu chúng. Tuy nhiên vào năm 2020, các nhà thiên văn học đã tìm thấy một FRB bên trong dải Ngân hà của chúng ta, cho phép họ xác định rằng nguồn gốc là một loại sao chết được gọi là sao nam châm.

Các sao nam châm được hình thành từ các xác sao siêu đặc được gọi là sao neutron. Trong khi tất cả các sao neutron đều có từ trường mạnh, một số ngôi sao ngoại lai có từ trường đặc biệt với cường độ cao có thể làm biến dạng hành vi của chúng, khiến chúng trở thành từ trường. Vẫn chưa xác định được tất cả FRB có phải là sao nam châm hay không.

Nếu FRB 121102 là một sao nam châm, dữ liệu mà Zhang và các đồng nghiệp của ông thu thập được cho thấy rằng, các vụ nổ nhanh đang xảy ra ngay trên bề mặt của ngôi sao chứ không phải trong khí và bụi xung quanh.

Victoria Kaspi, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học McGill ở Montreal, Canada, người nghiên cứu về FRB, cho biết có thể nhiều FRB lặp lại đang tạo ra một số lượng lớn các đợt bùng phát và được phát hiện nhờ độ nhạy đáng kinh ngạc của FAST.

Cập nhật: 03/11/2021 Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video