Kỷ niệm 53 năm nhà du hành Yuri Gagarin bay vào vũ trụ

Ngày 12/4, Đại hội đồng Liên hợp quốc và toàn thế giới đã tổ chức kỷ niệm lần thứ 53 Ngày du hành vũ trụ quốc tế nhân chuyến bay đầu tiên của nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin vào quỹ đạo và trở về Trái Đất an toàn (12/4/1961-2014).

>>> Sự thật về cái chết của Yuri Gagarin - người đầu tiên bay vào vũ trụ

Tại Nga, các hoạt động kỷ niệm trọng thể đã được tổ chức với sự kiện trung tâm là buổi liên lạc trực tiếp vào tối 11/4 giữa Tổng tổng Vladimir Putin và các nhà du hành đang làm việc trên Trạm quỹ đạo quốc tế (ISS).

Tổng thống Putin đã chúc mừng các nhà du hành Nga và quốc tế, nhấn mạnh công việc của họ trên ISS rất khó khăn, phức tạp, nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng và vinh quang.


Yuri Gagarin được chào đón khi trở về từ vũ trụ (Nguồn: RIA)

Mặc dù chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của con người đã trôi qua hơn nửa thế kỷ, song công chúng Anh vẫn luôn quan tâm tới sự kiện này và tưởng nhớ đến nhà du hành Yuri Gagarin.

Nhân ngày 12/4, tại thủ đô London của Anh sẽ khai mạc triển lãm "Russia's Space Quest" để giới thiệu các hiện vật độc nhất vô nhị, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu tiên được trưng bày ở nước ngoài gồm bộ phận đổ bộ của tàu vũ trụ và áo phi công của nhà du hành Yuri Gagarin vốn lưu giữ tại trụ sở của Cơ quan hàng không vũ trụ Nga (Roscosmos).

Tại Mỹ, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã tổ chức lễ tưởng niệm nhà du hành Gagarin với sự tham dự của các phi hành gia, đại diện các tổ chức xã hội, các chính khách cùng đại diện cộng đồng người Nga và giới ngoại giao.

Các đại biểu sau đó đã đến đặt hoa ở tượng đài Gagarin tại trụ sở cũ của NASA ở thành phố Houston.

Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện giữ một loạt kỷ lục về nghiên cứu và thăm dò vũ trụ, trong đó có chuyến ra làm việc ngoài khoảng không vũ trụ đầu tiên của nhà du hành Aleksei Leonov, chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của nữ du hành Valentina Tereshkova, chuyến bay dài nhất vào vũ trụ (437 ngày đêm), thời gian hoạt động lâu nhất trong không gian (nhà du hành Sergey Krikaliov với tổng cộng 803 ngày đêm trong 6 chuyến bay) và thời gian làm việc lâu nhất ngoài khoảng không vũ trụ (nhà du hành Anatoly Soloviov với 82 giờ trong 16 lần ra ngoài ISS làm việc).

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video