Kỹ thuật ảo giúp "mở khóa" bức thư niêm phong

Các nhà khoa học đã tìm ra cách đọc bức thư cổ bị niêm phong phức tạp cách đây hơn 300 năm mà không cần mở nó.

Ngày 31/7/1697, thương gia Jacques Sennacques đã gửi một bức thư từ thành phố Lille của Pháp đến thành phố Den Haag của Hà Lan cho người anh họ có tên là Pierre Le Pers. Đây là một phần trong bộ sưu tập 2.600 lá thư không được gửi thành công từ khắp châu Âu đến Den Haag trong khoảng thời gian từ năm 1689 đến năm 1706, 600 trong số đó chưa bao giờ được mở do bị niêm phong bằng một quy trình được gọi là "khóa thư" hay "letterlocking".


Bức thư viết tay bị niêm phong của Jacques Sennacques. (Ảnh: UHRG).

Letterlocking là một kỹ thuật gấp giấy phức tạp được sử dụng trên toàn cầu trong nhiều thế kỷ để bảo mật nội dung của bức thư trước khi phát minh ra phong bì. Nó giống như một dạng mã hóa cổ đại. Những tài liệu bị khóa như vậy "không thể mở ra mà không bị rách" và thậm chí, nội dung được lé lộ qua các vết rách có thể chỉ là ghi chú giả mạo.

Trong một báo cáo mới trên tạp chí Nature Communications vào hôm 2/3, các nhà nghiên cứu liên ngành từ Viện Công nghệ Massachusetts của Mỹ (MIT) và Đại học Hoàng đế London của Anh (KCL) cho biết họ đã tìm ra cách để giải mã nội dung bức thư của Sennacques mà không cần mở nó ra.

Để làm được điều này, nhóm nghiên cứu sử dụng máy X-quang tiên tiến được thiết kế cho ngành nha khoa để tạo ra các bản quét 3D có độ phân giải cao, cho thấy chính xác cách lá thư bị đóng. Sau đó, họ dùng một thuật toán tự động do một cựu sinh viên MIT phát triển để tái tạo hình ảnh 3D của chữ cái bị gấp, và cuối cùng chuyển nó thành dạng 2D tương ứng, cho phép thấy được nội dung bên trong cũng như các nếp gấp của bức thư.


Mô phỏng một bức thư bị niêm phong bằng kỹ thuật letterlocking. (Video: UHRG).

Nhóm nghiên cứu tiết lộ rằng trong thư, Sennacques đã yêu cầu người anh họ của mình làm một bản sao có chứng thực liên quan đến giấy báo tử của Daniel Le Pers.

"Cơ hội để nghiên cứu một bức thư cổ trong tình trạng vẫn còn bị niêm phong là rất hiếm", Tiến sĩ Daniel Starza Smith từ KCL nhấn mạnh. "Khi mở một bức thư, bạn sẽ không còn cơ hội nghiên cứu nó một cách nguyên vẹn nữa. Vì vậy, nếu chúng ta có thể giải mã thư mà không cần mở chúng về mặt vật lý, những tư liệu lịch sử quý giá này sẽ tiếp tục được lưu giữ".

Cập nhật: 04/03/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video