Kỹ thuật mới phát hiện tem giả

Các nhà khoa học đã tìm ra một cách dễ dàng hơn để phát hiện những con tem giả mà không làm ảnh hưởng gì đến chúng. Đây là một tin tức tốt cho những người sưu tầm tem.

Trước nay, tính xác thực của những con tem được xác minh bằng cách phân tích triệt tiêu các thành phần cụ thể của chúng (như mẫu mực in), hoặc thông qua quá trình kiểm tra của các chuyên gia. Nay, một nhóm nghiên cứu từ Trường đại học Università del Salento của Ý đã thử áp dụng kỹ thuật quang phổ hồng ngoại.

Cách đơn giản là đặt mẫu vật cho một chùm ánh sáng hồng ngoại chiếu vào, và nghiên cứu cách vật liệu của con tem hấp thụ ánh sáng. Vì mỗi phân tử hấp thụ ánh sáng hồng ngoại ở một tần số cụ thể khác nhau, do đó có thể suy ra sự hiện diện của các phân tử này khi ánh sáng truyền qua tần số đó được hấp thụ.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét một loạt con tem của Ý (có niên đại từ năm 1850) đã được xác thực và sử dụng kỹ thuật này để thống kê thành phần vật liệu gồm sợi giấy, chất độn, mực in, chất kết dính, lớp phủ. Sau đó, họ cũng phân tích các con tem khác để xem chúng có phù hợp với các thành phần cấu tạo của những con tem đã được tuyên bố xác thực không.

Trong số 180 con tem được kiểm tra, kỹ thuật quang phổ hồng ngoại đã phát hiện ra 2 con tem giả, theo thông tin từ tạp chí Gizmag.

Theo các nhà khoa học, quá trình này rất đơn giản, chính xác và nhanh chóng. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Analytical Chemistry.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video