Ký ức đau buồn làm thay đổi lượng chất xám trong não

Nghiên cứu mới của ĐH Cornell đã phát hiện những người trưởng thành khỏe mạnh ở gần Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) trong đợt tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 có lượng chất xám trong trung tâm cảm xúc chính ít hơn so với những người ở cách đó khoảng 200 dặm.

Theo Barbara Ganzel, nghiên cứu viên chính của công trình và nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại ĐH Sinh thái học con người Cornell, “Điều này cho thấy những ký ức đau buồn có thể có ảnh hưởng lâu dài lên bộ não, thậm chí ở những người khỏe mạnh.”

Công trình được xuất bản trên ấn bản tháng 4 của tờ Neurolmage là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu ảnh hưởng của chấn động đối với người trưởng thành khỏe mạnh. Công trình này nối tiếp một công trình khác cũng cùng tác giả tại ĐH Cornell phát hiện rằng những người sống gần Trung tâm thương mại thế giới ngày 11 tháng 9 có não bộ phản ứng mạnh hơn với các kích thích xúc cảm như ảnh của những gương mặt sợ hãi. Kết hợp lại, cả hai công trình đưa ra một hình ảnh mới về những gì xuất hiện trong bộ não của những người khỏe mạnh phải trải qua sự kiện chấn động.

Lượng chất xám – bao gồm phần lớn các tế bào và mạch máu mao dẫn – ít hơn ở những vùng xử lý cảm xúc và có lẽ, theo như Ganzel giả định, xử lý phản ứng thông thường của não bộ đối với cú sốc. Những người tham gia thử nghiệm không gặp phải bất kỳ chứng rối loạn sức khỏe thể chất và tâm thần nào. Chất xám, thành phần chủ yếu trong hệ thần kinh, gồm các tế bào thần kinh xử lý thông tin trong não bộ.

Chụp cộng hưởng từ não những người trưởng thành khỏe mạnh hơn 3 năm sau ngày 11-9-2001 cho thấy những người gần trọng điểm ngày 11-9 có những vùng có chất xám ít hơn những người ở xa hơn nhiều. Đây là 3 góc nhìn của những vùng não ít chất xám hơn thuộc nhóm gần vụ 11-9. Đáng chú ý là tất cả những vùng này (vùng sáng hơn trong ảnh) liên quan đến việc xử lý cảm xúc. (Ảnh: ĐH Cornell)


Khoảng một nửa người Mỹ gặp phải cú sốc tinh thần trong cuộc đời họ, và các nhà khoa học biết khá nhiều về ảnh hưởng của chúng lên não của những người bị chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), nhưng không nhiều về những người không gặp các rối loạn y tế. Ganzel cho biết thêm phần lớn mọi người bị sốc tinh thần không mắc phải PTSD.

Những vùng não nhỏ hơn cũng phản ứng mạnh hơn với mối đe dọa, và Ganzel cho rằng những thay đổi này có thể là một phản ứng có lợi đối với việc sống trong một môi trường không ổn định.

“Chúng ta đã biết từ lâu rằng bị sốc tâm lý có thể dẫn đến sự nhạy cảm với các chứng rối loạn sức khỏe tâm thần nhiều năm sau. Điều này có thể là đầu mối cho chúng tôi khám phá cơ chế sinh học ẩn dưới sự dễ tổn thương đó.”

Các nhà nghiên cứu sử dụng hai loại chụp cộng hưởng từ để chụp não của 18 người cách WTC 1,5 dặm vào ngày 11-9 và so sánh với hình chụp của 18 người sống cách đó 200 dặm cùng thời điểm. Một loại hiển thị lượng chất xám và loại còn lại hiển thị phản ứng của não với kích thích cảm xúc (ảnh của những gương mặt sợ hãi và bình tĩnh). Những người sống gần với thảm họa 11-9 hơn hiển thị độ phản ứng cảm xúc trong vùng hạnh nhân (amygdale), một vùng não phát hiện sự hiện diện của thông tin có tính đe dọa.

Kết hợp dữ liệu não tiết lộ những người ở gần WTC có amygdale nhỏ hơn, phản ứng hơn, và ngược lại cũng liên quan đến việc hay lo lắng, bồn chồn trong nhiều năm sau này. Những vùng não khác liên quan đến xử lý cảm xúc cũng nhỏ hơn ở những người gần với thảm họa.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những người được thử nghiệm mà trải qua nhiều loại chấn động tâm lý khác (tội ác bạo lực, sự qua đời đột ngột của một người thân) cũng có sự giảm chất xám tương tự đồng thời cũng phản ứng với gương mặt cảm xúc và sự lo lắng như vậy.

Ganzel giải thích “Điều này cho thấy sự khác biệt chúng ta thấy trong bộ não và hành vi của người ở gần thảm họa 11-9 không phải chỉ xuất hiện đặc biệt trong một sự kiện. Và hóa ra sự mất chất xám tương tự cũng xảy ra với lão hóa bình thường, điều đặt ra câu hỏi là chấn động tinh thần đóng vai trò gì đối với bộ não lão hóa.”

Đồng tác giả bao gồm Elise Temple, ĐH Dartmouth, nghiên cứu sinh Pilyoung Kim, ĐH Cornell, Gary Glover, ĐH Stanford.
Tuệ Minh (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video