Làm <i>“hiện hình”</i> dấu vân tay đã bị xóa

Một kỹ thuật mới cho phép lấy lại dấu vân tay trên bề mặt kim loại dù bị tẩy sạch dưới bất cứ hình thức nào. Thành tựu này do nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Leicester và Sở Cảnh sát Northamptonshire (Anh) công bố. 

Ứng dụng những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học pháp lý có thể lấy lại dấu vân tay trên bề mặt kim loại dù nó đã bị tẩy sạch dưới bất cứ hình thức nào.

Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Leicester và Sở Cảnh sát Northamptonshire (Anh) vừa công bố một bước tiến lớn trong kỹ thuật lấy dấu vân tay. Họ hy vọng kỹ thuật mới này sẽ giúp khai thông những vụ án bị bế tắc vì thiếu chứng cứ khoa học.

Các chuyên gia đã nghiên cứu về sự ăn mòn kim loại của dấu tay. Qua đó, họ đã tìm cách tái hiện dấu tay được để lại trên các bề mặt kim loại như súng, băng đạn, viên đạn… Điểm then chốt trong kỹ thuật “hiện hình” dấu tay là dùng điện tích tác động vào bề mặt mà trước đó đã được phủ một lớp bột mịn chuyên dụng, tương tự như loại bột dùng trong máy photocopy.

Tiến sĩ John Bond, Giám đốc Bộ phận hỗ trợ khoa học của Sở Cảnh sát Northamptonshire, giải thích: “Ngay cả khi dấu tay đã bị xóa xạch, thì trước đó nó đã để lại một vết ăn mòn nhẹ trên bề mặt kim loại, và vết ăn mòn đó sẽ hút lấy lớp bột khi có sự tác động của điện tích. Kết quả là dấu tay sẽ được tái hiện”.

Kỹ thuật khôi phục dấu tay sẽ giúp lật lại hồ sơ những vụ án bị bế tắc vì thiếu chứng cứ khoa học (Ảnh: NIST Tech Beat)


Ông khẳng định: “Xóa sạch hay rửa sạch dấu tay bằng nước xà bông nóng cũng chẳng thể làm mất đi vết ăn mòn. Ngay cả khi sức nóng (lúc bắn đạn) làm bốc hơi những dấu vết thường có, chúng tôi vẫn có thể xác định được ai đã sử dụng khẩu súng nào. Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể lấy được dấu tay của người đã tiếp xúc với viên đạn trước khi nó được bắn đi”.

Các chuyên gia tin rằng kỹ thuật mới này sẽ giúp lật lại hồ sơ những vụ án đã bế tắc cách đây hàng chục năm, vì vết ăn mòn của dấu tay trên kim loại sẽ không bao giờ biến mất. Tiến sĩ Bond nói: “Hàng trăm vụ án đã bị chìm vào quên lãng có thể được phục hồi điều tra”.

Hiện Tiến sĩ Bond và giáo sư hóa học Rob Hillman thuộc Đại học Leicester đang chuẩn bị đưa nghiên cứu này vào một dự án đào tạo tiến sĩ theo học bổng trong năm học tới. Dự án này sẽ nghiên cứu sâu rộng hơn về sự ăn mòn kim loại của các chất có trong dấu tay, và khả năng ứng dụng của nghiên cứu đó trong việc phát hiện tội phạm trên cơ sở khoa học pháp lý.

Nghiên cứu của tiến sĩ Bond và các cộng sự đã được công bố trên tập san Khoa học pháp lý Hoa Kỳ (American Journal of Forensic Science).

Trúc Thịnh (Theo Science Daily, VietNamNet)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video