Lần đầu chụp được ảnh cận cảnh rác vũ trụ cỡ lớn nặng 3 tấn

Việc tiếp cận rác vũ trụ cỡ lớn ở khoảng cách gần mà không đụng vào nó mở đường cho việc dọn dẹp rác vũ trụ trong tương lai.


Tàu vũ trụ ADRAS-J chụp được mảnh rác vũ trụ nặng 3 tấn - (Ảnh: Astroscale Japan Inc).

Vào tháng 2, Astroscale Japan Inc. (Nhật Bản) đã phóng một tàu vũ trụ nhỏ có tên Active Debris Removal, hay ADRAS-J, với mục tiêu tiếp cận một mảnh rác vũ trụ kích cỡ lớn ở khoảng cách gần mà không đâm vào nó.

Sứ mệnh này nằm trong chương trình loại bỏ rác vũ trụ của Cơ quan Thám hiểm hàng không và vũ trụ Nhật Bản (JAXA).

Mới đây, ADRAS-J đã xác định, tiếp cận và chụp ảnh thành công một mảnh rác vũ trụ từ khoảng cách vài trăm mét.

Theo LiveScience ngày 7-5, mảnh rác này vốn là tầng trên của tên lửa H-IIA của Nhật Bản đã bay vòng quanh Trái đất từ năm 2009. Nó có kích thước 11m x 4m, nặng chừng 3 tấn.

Đây là lần đầu tiên con người chụp được một mảnh rác vũ trụ lớn như vậy.


Hình minh họa tàu vũ trụ ADRAS-J của Astroscale đang tiếp cận tầng trên tên lửa H-2A cũ của Nhật Bản trên quỹ đạo Trái đất - (Ảnh: Rocket Lab).

Trong giai đoạn kế tiếp của sứ mệnh, ADRAS-J sẽ chụp nhiều hình ảnh hơn khi nó đến gần các mảnh vỡ tên lửa hơn để phân tích quỹ đạo quay cũng như mức độ hư hại và nguy cơ tiềm tàng của nó.

Cuối cùng, nhiệm vụ quan trọng nhất, JAXA sẽ tiến hành thu giữ rác không gian bằng cách sử dụng một vệ tinh được trang bị cánh tay robot và làm nó cháy trong bầu khí quyển Trái đất.

Ngoài JAXA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng đang lên kế hoạc đưa vệ tinh dọn rác ClearSpace-1 nặng 500kg lên không gian để thu hồi một mảnh vỡ là tầng trên tên lửa Vega của ESA được phóng đi từ năm 2013.

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cũng đang phát triển chương trình loại bỏ rác vũ trụ, hợp tác với 6 công ty vũ trụ tư nhân Mỹ.

Hàng triệu mảnh rác vũ trụ trong không gian

Vấn đề rác vũ trụ và việc sử dụng không gian bền vững, an toàn đang là chủ đề nóng hiện nay.

Kể từ khi vệ tinh đầu tiên được phóng vào năm 1957, hàng triệu mảnh rác vũ trụ, bao gồm các tầng tên lửa đã qua sử dụng, các vệ tinh ngừng hoạt động, nhiên liệu đông lạnh... tích tụ trên quỹ đạo Trái đất trong hơn bảy thập kỷ qua.

Một số mảnh rác vũ trụ này đang di chuyển với tốc độ hơn 28.000km/h, có thể gây nguy hiểm cho các tàu vũ trụ khác và Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Cập nhật: 14/05/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video