Lần đầu tiên tìm thấy cụm sao khổng lồ sinh đôi, sinh ba trong vũ trụ

Những ngôi sao khổng lồ mới được sinh ra dưới dạng sinh đôi, sinh ba, sinh bốn và sinh năm, trong hình ảnh mới vừa được xác nhận.

Mới đây, kính thiên văn Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA), Chile đã tiến hành thăm dò một cụm sao đông đúc khổng lồ mới có tên là G333.23-0.06, trong đó có nhiều hệ sao sinh đôi, sinh ba, sinh bốn và sinh năm được hạ sinh. Điều này cho thấy rằng, các cặp sao trong vũ trụ có thể được hạ sinh và tồn tại theo dạng bội số nhất định.

"Cuối cùng, chúng tôi đã có thể xem xét chi tiết sự đa dạng của các hệ thống sao trong một khu vực hình thành sao khổng lồ như G333.23-0.06", đồng tác giả nghiên cứu mới Henrik Beuther, thuộc Viện Thiên văn học Max Planck (MPIA) ở Đức, cho biết trong một tuyên bố.


Kính thiên văn ALMA đã tiến hành thăm dò một cụm sao đông đúc khổng lồ mới có tên là G333.23-0.06, trong đó có nhiều hệ sao sinh đôi, sinh ba, sinh bốn và sinh năm được hạ sinh. (Ảnh: ALMA)

Beuther còn nói: “Điều đặc biệt thú vị là quan sát mới cung cấp bằng chứng cho các kịch bản cụ thể về sự hình thành sao có khối lượng lớn theo bội số”.

Tất cả các ngôi sao này hình thành trong các đám mây phân tử khổng lồ chứa hydro, nhưng một số ngôi sao có khối lượng cực kỳ lớn, gấp khoảng 200 lần khối lượng Mặt trời. Bức ảnh mới cũng ủng hộ lý thuyết về sự hình thành sao khổng lồ theo thứ bậc, nhưng chưa cho thấy cách các ngôi sao khổng lồ như trên được hình thành.

Theo đánh giá của các chuyên gia, các cặp sao khổng lồ hạ sinh theo bội số kể trên được hình thành từ hai cơ chế nhất định, đó là phân mảnh vành đĩa và phân mảnh lõi trung tâm. Nhìn chung, sự phân mảnh phần lõi trung tâm có thể giải thích cho cách hầu hết các ngôi sao có khối lượng lớn sinh ba, sinh bốn và sinh năm. Còn sự phân mảnh vành đĩa có thể đóng một vai trò nào đó trong cách hệ sao sinh đôi được hình thành.

Tuy nhiên, tất cả chỉ là giả thuyết, vậy nên cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để giải quyết cơ chế đặc biệt này. Nhóm chuyên gia cũng cho rằng, ngoài xa xôi vũ trụ còn có nhiều khu vực hình thành sao khổng lồ giống như G333.23-0.06, vậy nên việc nghiên cứu chúng sẽ cho chúng ta hiểu biết chi tiết hơn nữa về cách những ngôi sao có khối lượng lớn hình thành và phát triển.

Cập nhật: 25/01/2024 VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video