Lần đầu tiên trong lịch sử con người tìm thấy thứ này trong vũ trụ

Một phát hiện bước ngoặt của khoa học công nghệ, đánh dấu kỷ nguyên con người vươn tầm ảnh hưởng vượt xa khuôn khổ Dải Ngân Hà của chúng ta.

Những hành tinh con người xác định được từ trước đến nay - bao gồm cả các ứng viên cách chúng ta hàng ngàn năm ánh sáng - có một đặc điểm chung. Đó là tất cả đều nằm trong quy mô của Dải Ngân Hà (Milky Way).

Nhưng chắc bạn cũng biết rồi, vũ trụ có vô số các thiên hà khác nhau, Dải Ngân Hà chỉ là một phần trong đó. Có điều, các hành tinh thuộc thiên hà khác thì con người chưa đủ khả năng để quan sát thấy.


Lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy các hành tinh thuộc một thiên hà khác.

Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi rồi. Mới đây thì lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thiên văn học đã công bố danh sách những hành tinh nằm ngoài thiên hà của chúng ta. Công lớn thuộc về dữ liệu từ Đài quan sát Chandra X-ray của NASA.

Theo như ghi nhận, những hành tinh mới có kích cỡ khá đa dạng, từ chỉ ngang với Mặt trăng, đến to cỡ sao Mộc. Và thiên hà chúng đang tọa lạc cách chúng ta tới 3,8 tỉ năm ánh sáng.

"Chúng tôi rất phấn khích vì phát hiện này. Đây là lần đầu tiên các hành tinh bên ngoài thiên hà của chúng ta được tìm thấy" - trích lời giáo sư Xinyu Dai, chuyên gia vật lý thiên văn từ ĐH Oklahoma.

Cụ thể hơn, các chuyên gia đã phân tích một hiện tượng thiên văn mang tên "vi thấu kính" (microlensing). Đây là hiện tượng ánh sáng phát ra từ những ngôi sao hoặc chuẩn tinh ở rất xa bị bẻ cong bởi trọng lực từ một thiên thể khác. Đó có thể là một ngôi sao khác, hoặc hố đen vũ trụ.

Nếu như nguồn sáng bị ngăn cản, vật cản sẽ giống như một thấu kính, tạo ra một đĩa quang phổ. Độ sáng của dãy quang phổ lại bị ảnh hưởng nếu như bên cạnh đó có một hành tinh khác hiện diện. Và phân tích những quang phổ đó cũng là cách duy nhất ở thời điểm hiện tại cho phép chúng ta xác định các hành tinh ở xa rất xa.

Hiệu ứng này đã được Einstein tiên đoán trong thuyết tương đối, thế nên "đĩa quang phổ ấy" còn được gọi là "đĩa Einstein".


Những hành tinh mới có kích cỡ khá đa dạng, từ chỉ ngang với Mặt trăng.

"Đây là ví dụ cho thấy "sức mạnh" của kỹ thuật phân tích vi thấu kính có thể đạt đến" - trích lời tiến sĩ Eduardo Guerras, cộng sự của giáo sư Dai.

"Thiên hà này cách chúng ta 3,8 tỉ năm ánh sáng, và chắc chắn chúng ta chẳng có cơ hội được nhìn thấy nó một cách trực tiếp, kể cả với kính tiềm vọng kinh khủng nhất mà con người có thể tưởng tượng được".

"Tuy nhiên, chúng ta lại có thể nghiên cứu chúng, biết đến sự tồn tại của chúng, thậm chí đo lường được quy mô, khối lượng và kích cỡ".

"Chúng tôi đã phân tích các tín hiệu bằng cách mô hình hóa dữ liệu, nhằm xác định được quy mô của các hành tinh ấy".

"Khoa học thực sự tuyệt vời" - Guerras háo hức nói.

Nghiên cứu được 2 nhà nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical.

Cập nhật: 05/02/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video