Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, xã hội phong kiến chiếm một phần lớn khoảng thời gian. Trong xã hội phong kiến, mọi người đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng quyền lực Hoàng đế là tối cao. Chính bởi vì Hoàng đế là cao quý, nên người trong hoàng thất mới cần người khác phải nô dịch để phục vụ bản thân, để phô trương thân phận và địa vị của mình.
Lời đồn mà chúng ta đều rất quen thuộc ấy là trong hậu cung của Hoàng đế có hơn 3000 mỹ nhân xinh đẹp. Bởi vì có chế độ chia cấp bậc nên những người đó đều cần có người hầu hạ. Ngoại trừ cung nữ thường thấy trong hậu cung thì chúng ta còn thấy cả thái giám.
Trong lịch sử Trung Hoa, thái giám là tầng lớp có lịch sử rất lâu đời, sự ra đời của tầng lớp này bắt đầu từ thời Hạ Thương Chu. Còn về mốc thời gian thái giám trong cung buộc phải tự cung, theo ghi chép của sử sách, mọi người đều cho rằng có lẽ nó bắt đầu từ thời nhà Tần.
Do đâu tầng lớp thái giám lại ra đời?
Hoàng đế cùng phi tần của Hoàng đế đều sống trong cung điện, sinh hoạt hằng ngày của bọn họ đều cần nhiều người làm công việc vất vả, mệt nhọc thậm chí là các công việc bẩn thỉu. Thời cổ đại, cơ thể của phụ nữ không được khỏe mạnh, cường tráng, cho nên có rất nhiều công việc nhỏ họ không thể hoàn thành được. Chính vì như thế, chức vụ thái giám đã xuất hiện trong hoàng cung.
Nhưng bấy giờ, nữ nhân trong cung đều là người của Hoàng đế. Cho dù có những mỹ nữ vào cung rồi sống cô quạnh cả đời thì cũng vẫn là người của Hoàng đế.
Thái giám bắt đầu xuất hiện trong hoàng cung có từ thời nhà Tần. (Ảnh minh họa).
Để bảo vệ sự trinh tiết của tất cả nữ nhân trong hậu cung, cùng với sự thuần khiết của huyết thống hoàng gia, cho nên tất cả đàn ông vào cung để hầu hạ người trong cung đều phải trải qua quá trình tự cung để thanh tẩy chính mình, để làm mất đi hoàn toàn năng lực của nam giới và bảo đảm cho danh tiếng của nữ nhân trong cung cấm.
Thời cổ đại, trừ phi bản thân không nuôi nổi con mình, nếu không rất hiếm có gia đình nào chấp nhận cho con trai vào cung. Vì suy cho cùng trong mắt người thời ấy, việc nối dỗi tông đường là việc rất quan trọng, hiếu thuận là việc quan trọng nhất.
Một khi con trai bị đưa vào cung thành thái giám, cũng tức là gia đình đó chỉ có thể duy trì nốt thế hệ này. Tuy nhiên, trong một số thời kỳ đặc biệt vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, một số gia đình buộc phải để con vào cung làm thái giám, cốt để chúng có đường sống tiếp.
Thái giám vẫn có thể lấy vợ
Tuy làm thái giám thì sẽ mất đi cơ hội có con của chính mình nhưng thái giám vẫn có thể lấy vợ. Theo ghi chép trong sách sử, bên cạnh Hoàng đế có rất nhiều thái giám có quyền lực, tài năng, bởi vì họ quá xuất sắc nên được Hoàng đế ban hôn, nhận được sự yêu quý của vua. Và lẽ dĩ nhiên, đối tượng kết hôn của bọn họ chính là những cung nữ, nha hoàn trong cung.
Thực tế, cuộc sống của cung nữ trong cung cũng không tính là suôn sẻ, vì cung nữ trong cung rất nhiều. Chuyện cung nữ có địa vị thấp bị cung nữ có địa vị cao hơn bắt nạt là chuyện thường gặp, cho dù địa vị có cao đi nữa, thì cung nữ vẫn phải hầu hạ chủ nhân của mình, nếu gặp phải chủ tử không tốt, thì việc chịu đánh chịu mắng cũng chẳng hiếm gì.
Có thể nói rằng khi phải lấy thái giám, cuộc sống của những cung nữ này rất khốn khổ. (Ảnh minh họa).
Cũng có cả những cung nữ chết trong những góc không người nơi cung cấm. Vì suy cho cùng, cung điện to lớn nhường ấy, nào có ai quan tâm đến cuộc sống của mạng người bé nhỏ cơ chứ? Nếu được gả cho một thái giám có địa vị cao, thì có thể xem như là đã tìm được người ủng hộ mình giữa biển người.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc tìm được thái giám để dựa dẫm thì mọi chuyện đều tốt, là bản thân sẽ sống không lo lắng muộn phiền gì cả. Bởi vì họ vẫn sẽ phải vào cung hầu hạ chủ nhân, đến khi quay về nhà còn phải hầu hạ cả thái giám, nếu gặp được một thái giám tính tình tốt thì còn xem như là may mắn.
Nhưng điều không may là, cho dù thái giám và cung nữ có kết thành vợ chồng, thì vì thân phận nhỏ bé của họ nên trong mắt chủ nhân, sinh mạng của họ cũng chẳng đáng giá gì.
Chính vì thế, nhiều thái giám đều luôn âm thầm nhẫn nhịn, thời gian lâu dần sẽ trở nên biến thái, những cảm xúc tiêu cực của họ không thể được giải phóng, phải không ngừng đè nén lại. Sau khi kết hôn, tìm được con đường để giải phóng những thứ cảm xúc tiêu cực ấy, bọn họ sẽ đem tất cả bất mãn, tức giận phát tiết lên người người vợ mình.
Những cung nữ ấy cũng chẳng có lựa chọn khác, chỉ có thể tiếp tục chịu đựng. Bởi vì đó là thời đại hoàng quyền tối cao, cuộc hôn nhân do Hoàng đế ban tặng thì không thể bị phá hỏng, không thể chia lìa.
Hơn nữa, vào thời cổ đại, phụ nữ bị chồng bỏ thì sống càng thêm khó, bất cứ sự không hài lòng nào với cuộc hôn nhân ấy đều là sự thiếu tôn kính với Hoàng đế. Có thể nói rằng, cuộc sống của những cung nữ này rất khốn khổ.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, dường như đa số cung nữ gả cho thái giám đều có kết cục bi thảm. Họ phải gả cho người còn không được coi là đàn ông, thì nào có khác gì ở góa. Mỗi ngày kết thúc công việc về nhà lại còn phải hầu hạ "chồng" của mình, hơn thế, sự đau khổ này còn bám theo suốt cả cuộc đời của họ, đáng buồn biết bao!