Lịch sử đen tối trại tử thần đầu tiên của Hitler

Mới đây, lịch sử đen tối của trại Poznan ở Ba Lan - trại tử thần đầu tiên của trùm phát xít đức Adolf Hitler - đã được hé lộ. Trang sử đen tối này cho thấy cách phát xít Đức giết các tù nhân tâm thần và cả y tá để thử nghiệm phòng hơi ngạt trước khi sử dụng các phòng này để thanh trừng hàng loạt người Do Thái.

Pháo đài Colomb ở thành phố Poznan ở tây Ba Lan bị quân Đức chiếm ngày 10/10/1939. Pháo đài này sau đó bị đổi tên thành trại tập trung Poznan. Tuy nhiên, thay vì để làm nơi giam tù nhân, đây lại trở thành nơi giết người có hệ thống, mà nạn nhân là bệnh nhân tâm thần, những người Ba Lan chống lại phát xít Đức, các học giả, giới trí thức và bất kỳ ai coi phát xít Đức là mối đe dọa.


Xe tải được biến thành phòng hơi ngạt di động.

Cách đây 76 năm, phát xít Đức quyết định coi pháo đài này sẽ là nơi đầu tiên thử nghiệm khí độc để giết hàng loạt dân thường. Dưới chỉ thị của tên quái vật Herbert Lange thuộc mật vụ Đức, các cận vệ thuộc một nhóm hành quyết đặc biệt gọi là SS-Sonderkommando-Lange đã gom những bệnh nhân trong bệnh viện tâm thần ở thành phố Owinska gần đó lại. Họ bị lùa lên xe tải và đưa tới các phòng hơi ngạt trước đây từng là kho pháo. Lúc đầu, đội cận vệ chỉ đưa bệnh nhân nam đi.

Mỗi xe tải chở được 25 người và có ba chiếc xe rời bệnh viện mỗi ngày. Sau khi các bệnh nhân nam đều bị giết chết, đội cận vệ bắt đầu đưa bệnh nhân nữ đi và thậm chí, chúng đưa cả trẻ em đi hành quyết. Đến ngày 30/11, không còn bệnh nhân nào trong viện này còn sống. Nhân viên bệnh viện cũng bị đưa tới trại Poznan và cho hít khí độc tới chết. Bệnh viện bị biến thành một doanh trại của quân Đức.

Khi đến trại Poznan, bệnh nhân bị đưa xuống và lùa qua một cây cầu trước khi bị dẫn vào hai phòng hơi ngạt trên đỉnh đồi ở sau trại. Khi họ đã vào phòng, các khe cửa bị bịt kín bằng đất sét và khí độc cacbon monoxit được bơm qua lỗ.


Cánh cổng trại Poznan.

Sau khi thành công với các thí nghiệm ghê tởm, phát xít Đức bắt đầu sử dụng phòng hơi ngạt di động trong các xe tải được thiết kế đặc biệt dùng để giết bệnh nhân từ các bệnh viện khác trong khu vực. Khí được đưa vào qua ống dẫn trực tiếp gắn vào phía sau xe tải. Bệnh nhân sẽ bị ngạt khí độc tới chết trong khi xe vẫn chạy tới các khu rừng gần đó để chôn xác nạn nhân trong những ngôi mộ tập thể.

Giữa năm 1940, Lange và tay sai đã giết chết hơn 1.000 bệnh nhân ở Owinska, 2.750 bệnh nhân ở một bệnh viện tâm thần ở thành phố Koscina cách đó 50km, 1.558 bệnh nhân và 300 người Ba Lan ở thành phố Dzialdowo cách đó 286km và hàng trăm người Ba Lan tại trại tập trung Poznan.

Tháng 10/1943, chỉ huy đội cận vệ kiêm giám đốc sở mật vụ Đức Heinrich Himmler đã có hai bài phát biểu tại Poznan, trong đó hắn nói công khai về các vụ giết người Do Thái hàng loạt. Trong các bài phát biểu ngày 4 và 6/10 trước 92 thành viên đội cận vệ cùng lãnh đạo đảng Đức quốc xã, hắn nói vụ diệt chủng là một sứ mệnh lịch sử của quân Đức. Có lúc, Himmler ca ngợi những kẻ giết người khi nói họ là “những người đàn ông tử tế”. Hắn nói: “Phần lớn các bạn tưởng tượng cảnh 100 xác chết, 500 xác chết hay 1.000 xác chết nằm cạnh nhau có nghĩa là thế nào. Trải qua điều này trong khi vẫn là người tử tế đã khiến chúng ta cứng rắn và đây là một chương chói lọi chưa được và sẽ không được nói tới”. Sau đó, Himmler nói trước khán phòng chật kín người trong tòa thị chính thành phố Poznan rằng họ có lý do chính đáng khi giết người hàng loạt vì: “Nếu người Do Thái vẫn là một phần của nước Đức, chúng ta sẽ có thể quay trở lại tình trạng năm 1916 và 1917”.


Một phòng hơi ngạt trong trại Poznan.

Trong bài phát biểu thứ hai, Himmler lý giải lý do của vụ hành quyết hàng loạt và đề nghị: “Tôi đề nghị các bạn rằng những gì tôi nói với các bạn sẽ chỉ được các bạn nghe mà không được bàn luận”. Hắn nói rằng dư luận có thể sẽ thắc mắc về số phận của phụ nữ, trẻ em và câu trả lời mà hắn đưa ra để giải thích cho việc tại sao giết cả hai đối tượng này là: không muốn những trẻ em đó lớn lên trở thành người trả thù.

Sử gia địa phương Michal Krzyzaniak, tác giả của cuốn sách “Poznan 1945”, cho biết: “Chính thức mà nói thì đây là một nhà tù và một trại tạm thời dành cho người dân địa phương, nhưng trong thực tế đó là một trại hủy diệt. Tù nhân không phải vào phòng hơi ngạt thì bị tra tấn và đánh đập tới chết. Tên của các nạn nhân vẫn không ai biết tới vì mọi tài liệu đã bị hủy”.

Ước tính khoảng 10.000 đến 15.000 người đã bị giết thông qua tra tấn, hành quyết và khí độc. Hiện vẫn còn các bức ảnh từ thời đó chụp các thành viên đội cận vệ và mật vụ đứng bên ngoài lối vào trại Poznan. Người dân sống trong khu vực có trại Poznan bị trục xuất và nhà của họ bị quân Đức lấy làm nơi ở cho mật vụ và đội cận vệ. Khu vực này trở nên cách biệt hẳn với cả thành phố.

Năm 1942, trại ngừng giết tù nhân bằng hơi ngạt và hai phòng hơi ngạt được chuyển thành nhà giam bình thường do việc hành quyết hàng loạt được thực hiện tại các phòng hơi ngạt hiện đại hơn ở Auschwitz và các trại tử thần khác. Cuối chiến tranh, 2/3 dân số Do Thái ở châu Âu đã bị giết hại.

Tuy nhiên, tù nhân trong trại vẫn bị tra tấn, đánh đập và bắn hàng ngày. Một nơi họ bị hành hạ được gọi là Nấc thang thần chết. Tù nhân bị bắt vừa vác đá nặng vừa chạy lên cầu thang. Khi lên tới đỉnh, họ bị lính cận vệ đá vào mặt, khiến họ lăn xuống cho tới khi chết. Nếu lăn xuống mà vẫn chưa chết, họ sẽ bị bắn tại nơi mà họ ngừng lăn.

Khi phát xít Đức bắt đầu thua trận, tháng 4/1944, các tù nhân còn lại trong trại Poznan bị đưa tới trại khác ở ngoại ô thành phố Zabikowo. Trại Poznan về sau thuộc về quyền kiểm soát của Hồng quân Liên Xô tháng 2/1945.

Cập nhật: 26/06/2018 Theo Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video