Liên tục trúng "bom vũ trụ", Mặt trăng lăn đi 10 độ

Nghiên cứu mới của NASA cho thấy Mặt trăng của chúng ta liên tục phải đi lang thang trên chính trục của nó do chịu đựng quá nhiều cú tấn công từ vũ trụ.

Chúng ta có thể nhìn thấy Mặt trăng với rất nhiều miệng hố va chạm chi chít trên bề mặt, là hậu quả của 4,25 tỉ năm lịch sử liên tục hứng những "cú dội bom" từ các thiên thạch và tiểu hành tinh.

Theo Science Alert, các tính toán của NASA cho thấy ngay cả những tác động nhỏ cũng đã làm lung lay vị trí ổn định ban đầu của vệ tinh "xui xẻo" của Trái đất và hiện nay, nó đã... lăn đi tận 10 độ so với trục ban đầu, chưa kể vô số lần lăn qua lăn lại vì bị tấn công.


Mặt trăng của Trái đất có bề mặt khá nham nhở, chằng chịt các miệng hố va chạm - (Ảnh: Anh Thư).

Thế nhưng nhà khoa học hành tinh Vishnu Viswanathan từ Trung tâm Chuyến bay vũ trụ Goddard của NASA cho biết một tin mừng: "Dựa trên lịch sử đóng băng của Mặt trăng, vùng cực đi lang thang đủ vừa phải để nước gần các cực vẫn ở trong bóng tối và có điều kiện ổn định trong hàng tỉ năm".

Điều mà nhà khoa học NASA nói đến chính là nước dưới dạng băng tinh khiến mà cơ quan này và nhiều cơ quan vũ trụ khác tin tưởng rằng vẫn còn ẩn trong các hố va chạm sâu ở nửa tối của Mặt trăng.

Mặt trăng vốn bị "khóa" với Trái đất, khiến nó luôn hướng một mặt duy nhất về phía chúng ta, mặt kia vẫn chìm trong bóng tối. Chính mặt tối đó là vùng đất hứa cho các nhà khoa học không gian, nơi nước và một số vật liệu tại chỗ khác hứa hẹn cung cấp nguồn sống và nhiên liệu để vận hành tàu vũ trụ và căn cứ Mặt trăng trong tương lai.

Đó cũng là lý do NASA nỗ lực nghiên cứu về cách các tiểu hành tinh làm Mặt trăng va đi khi va chạm, để xem nó có quá mạnh để tạo nên sự đổi thay khốc liệt và làm vệ tinh này mất nước hay không. Rất may, 10 độ không phải là quá lớn.


Bản đồ địa hình Mặt trăng thể hiện nhiều vết lõm và sự di chuyển của địa cực. Các địa cực sơ khai là chấm tròn đỏ bên dưới, trong khi địa cực hiện tại nằm ở vị trí trung tâm, dải màu đen là đường đi của nó trong suốt 4,25 tỉ năm - (Ảnh: NASA/MIT).

Nguyên nhân Mặt trăng lung lay, bị lăn đi khỏi trục bởi cả các cú va chạm nhỏ, là do mỗi khối đá đều làm thay đổi hình dạng hấp dẫn của nó dù ít dù nhiều. Tích lũy trong một thời gian dài, các thay đổi này đủ để dẫn đến sự thay đổi về cách di chuyển và định hướng trong không gian của cả thiên thể.

Các không gian trống được đục khoét bởi các tiểu hành tinh khiến Mặt trăng tự xoay trở nhằm đưa các lỗ có khối lượng thấp đến cần các cực hơn.

Nhà khoa học hành tinh Davit Smith từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) cho biết tất cả các tính toán trên có được nhờ một sứ mệnh tên GRAIL của NASA, giúp tạo ra một bản đồ cực chi tiết về trường trọng lực của Mặt trăng, thể hiện được cả hiệu ứng của từng miệng hố va chạm.

Nghiên cứu vừa công bố trên Planetary Science Journal.

Cập nhật: 17/12/2024 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video