Liệu con người có thể đào hết vàng trên Trái đất?

Khi nào vàng trên Trái đất sẽ cạn kiệt?

Vàng là một trong những khoáng sản hữu ích nhất trên Trái đất. Vàng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm trang sức, điện tử, y tế và tài chính. Vàng cũng là một loại ngoại tệ quan trọng, được sử dụng để thực hiện các giao dịch quốc tế.  Thế giới tiếp tục tăng lượng dự trữ vàng khoảng 1,8%/năm trong 100 năm qua.

Nhiều thời kỳ "sốt vàng" diễn ra trên khắp thế giới với phần lớn quặng được phát hiện ở Australasia (gồm Australia, New Zealand, đảo New Guinea và các quần đảo cận kề trên Thái Bình Dương), Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Nam Phi vào thế kỷ 19. Ước tính trong tổng lượng vàng đã khai thác trong lịch sử, 2/3 được sản xuất từ thập niên 1950.


Vàng là một trong những kim loại quý hiếm trên Trái đất. (Ảnh: iStock).

Khái niệm "đỉnh vàng" chỉ thời kỳ sản xuất vàng ngừng gia tăng. Với sản lượng giảm 1% vào năm 2018, lần đầu tiên từ năm 2008, nguồn cung cấp vàng không còn đáp ứng nhu cầu cao đối với sản phẩm. Điều này dẫn tới mức thâm hụt 460,3 tấn trên toàn cầu vào năm 2021, khiến các chuyên gia cho rằng chúng ta có thể đạt tới đỉnh vàng.

đại dịch Covid-19 khiến hoạt động khai thác mỏ tạm dừng và chậm lại, việc mất khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp cũng có thể là kết quả do ít phát hiện mỏ vàng lớn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, con số thâm hụt vào năm 2021 chưa xét tới nguồn dự trữ vàng tái chế, có thể bù đắp cho phần thiếu hụt từ khai thác mỏ. Khả năng tái chế vàng chỉ là một trong nhiều đặc tính quý giá của vàng. Chừng nào con người có thể tiếp tục quá trình tái chế, điều này sẽ góp phần bù lại sản lượng khai thác giảm đi và đáp ứng nhu cầu tăng lên.

Ước tính lượng vàng đã khai thác trong lịch sử vào khoảng 169.643 tấn và tổng lượng vàng đã phát hiện là 221.353 tấn. Nhờ đặc tính khó phá hủy và khả năng tái chế của vàng, phần lớn số vàng này vẫn tồn tại. Dù con số có vẻ lớn, gấp khoảng 8 lần tượng Nữ thần Tự do, tất cả vàng đã phát hiện có thể đặt vừa trong khối lập phương mỗi cạnh dài 23 m, tương đương chiều dài sân bóng gậy.

Mỗi năm có khoảng 2.500 - 3.000 tấn vàng được khai thác, hơn 30% trong số đó đến từ mỏ Witwatersrand Basin ở Nam Phi. Tỷ lệ vàng trong vỏ Trái đất là 0,0013 phần triệu. Để so sánh, kim loại hiếm nhất hành tinh là rhodium có tỷ lệ chỉ khoảng 0,000037 phần triệu. Vàng trong lòng đất được chia theo "nguồn dự trữ" (có thể khai thác về mặt kinh tế ở giá vàng hiện nay) hoặc "nguồn tài nguyên" (cần nghiên cứu thêm để xác định tính kinh tế hoặc cần bán với giá cao hơn).

Cục Khảo sát Địa chất Mỹ ước tính nguồn dự trữ vàng dưới lòng đất vào khoảng 51.700 tấn, bằng khoảng 20% lượng vàng đã phát hiện nhưng chưa được khai thác. Điều này có nghĩa chúng ta có thể khai thác tất cả nguồn dự trữ vàng đã biết hiện nay chỉ trong 17 năm. Nhưng thành tựu trong công nghệ khai thác mỏ khiến việc phát hiện nguồn dự trữ mới dễ dàng hơn và khai thác tài nguyên với tính kinh tế cao hơn, vì vậy chúng ta nhiều khả năng sẽ không đào hết vàng trên Trái đất trong tương lai gần.

Một số nguồn dự trữ vàng trên Trái đất không thể khai thác với chi phí hợp lý. Ví dụ, những mỏ đã biết ở Nam Cực đòi hỏi nhiều thiết bị và đi kèm rủi ro cao trong điều kiện khắc nghiệt trên lục địa. Tương tự, vàng dưới đáy đại dương cũng chưa có cách nào khả thi để thu thập.

Cập nhật: 13/04/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video