Liệu còn sinh vật thần thoại nào chưa được khám phá không?

Chúng ta vẫn lưu truyền những câu chuyện về những cuộc gặp gỡ giữa con người với những sinh vật kỳ lạ, những con vật hư cấu như Bigfoot từ những người đi bộ phát hiện cái bóng cao lớn đi qua rừng sâu, đến những thủy thủ thời trung cổ đồn thổi về loài Leviathans (sinh vật biển thần thoại), đang đe dọa bên dưới tàu của họ.

Những lời đồn đại kỳ ảo này dù có thật hay không, vẫn mê hoặc chúng ta qua nhiều thế hệ.

Đó là những loài vật mơ hồ, nó thường được cho chẳng khác gì trong truyền thuyết, nhưng liệu có sinh vật thần thoại nào, ngoài những loài phổ biến hơn như khủng long đã tuyệt chủng, vốn chưa được con người thừa nhận hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Với mục đích khá "bí ẩn" này, các nhà nghiên cứu đã xem xét tiềm năng ngoài đời thực của những sinh vật chưa được khám phá từ thần thoại. Điều đó loại trừ một số loài cryptid - những sinh vật được đồn đại là tồn tại - được khoa học biết đến nhưng đã bị tuyên bố là tuyệt chủng, chẳng hạn như hổ Tasmania (Thylacinus cynocephalus). 

Sự "bóc trần" này là nhiệm vụ chỉ ra sự giả tạo nếu có. Sinh vật thần thoại không hẳn là giả dối chỉ vì chúng không tồn tại chính xác như mô tả, và việc chứng minh chắc chắn 100% rằng bất kỳ sinh vật nào không tồn tại là điều gần như không thể, bởi vì chúng ta không có khả năng quan sát một cách bao quát rộng lớn như vậy được.

Những sinh vật thần thoại thường được cho là bị giới hạn ở một vị trí hoặc phạm vi cụ thể. Chẳng hạn như Quái vật hồ Loch Ness ở Scotland được cho là sống tại quê hương cùng tên của nó - hồ Loch Ness. Điều này cho phép các nhà khoa học sử dụng những gì họ biết về hồ để đưa ra đánh giá hợp lý về việc liệu nó có phải là nơi sinh sống của một con thú thần thoại hay không.


Bức ảnh chụp Quái vật hồ Loch Ness nổi tiếng từ năm 1934 này hóa ra chỉ là một trò lừa bịp.

Loch Ness là một hồ tự dưỡng, có nghĩa rằng nó có ít chất dinh dưỡng và không có khả năng hỗ trợ một loài động vật ăn thịt lớn chưa được biết đến ở đầu chuỗi thức ăn. Charles Paxton, một nhà thống kê và sinh thái học thủy sinh tại Đại học St Andrews ở Scotland, đã tập trung vào những bằng chứng có sẵn, thay vì tìm kiếm chính những sinh vật đó. Dựa trên những gì quan sát được, ông nghĩ rằng Quái vật hồ Loch Ness tồn tại.

Paxton nói "Câu hỏi đặt ra đối với tôi là một nhà khoa học, điều gì có thể giải thích cho các hiện tượng được báo cáo sai. Nó có thể được giải thích ở khía cạnh tâm lý con người, đó là sự ngộ nhận về các loài đã biết hoặc nó có thể được giải thích bởi một loài chưa biết".

Các nhà khoa học đã không ghi lại tất cả các loài trên Trái Đất mà chỉ ước tính chúng. Một nghiên cứu vào năm 2013 được công bố cho rằng chúng ta đã phát hiện ra khoảng 1,5 triệu loài sống trong số khoảng 5 triệu loài của Trái Đất, thêm bớt khoảng 3 triệu loài nữa. Tuy nhiên, đó có thể là một ước tính thận trọng. Một bài báo năm 2011 được xuất bản trên tạp chí PLOS Biology dự đoán rằng có khoảng 8,7 triệu loài còn sống ngày nay và một nghiên cứu 2016 được công bố ước tính rằng chỉ tính riêng vi sinh vật đã có hơn một nghìn tỷ loài.

Đối với các loài động vật sống dưới nước, Paxton cho rằng chúng ta đã khám phá gần như "cạn kiệt" những loài động vật to lớn chưa được biết đến gần bề mặt, ngoại trừ một số loài cá voi có mỏ chưa được phát hiện, vì đây là loài cá voi khó phát hiện, hiếm khi được thấy loài cá voi lặn sâu có thể nín thở hơn 3 giờ. Nói chính xác hơn thì hầu hết tất cả các loài động vật lớn mà con người có thể nhìn thấy dưới nước để truyền cảm hứng cho các câu chuyện thần thoại đều được biết đến.

Một nghiên cứu năm 2021 gần đây nhất đã điều tra về  tiềm năng của các loài động vật chưa được phát hiện trên đất liền. Tác giả chính của nghiên cứu, Mario Moura - giáo sư sinh thái học tại Đại học Liên bang Paraíba ở Brazil nói: "Cơ hội được phát hiện và mô tả chúng là không bằng nhau giữa các loài. Các động vật lớn sống trong hoặc gần các khu vực có con người sinh sống ít có khả năng lọt qua lưới khoa học hơn nhiều so với các động vật nhỏ hơn sống ở các môi trường xa xôi khó tiếp cận, chẳng hạn như rừng mưa nhiệt đới". Theo nghiên cứu thì bò sát là nhóm động vật ít được khám phá nhất và có tiềm năng phát hiện ra loài mới cao nhất trên toàn thế giới.

Rồng là loài bò sát nổi tiếng nhất trong thần thoại, nhưng các học giả liên kết khả năng thở ra lửa trong truyền thuyết của chúng với những miêu tả thời trung cổ về miệng địa ngục, thường được trình bày dưới dạng miệng của một con quái vật và có rất ít bằng chứng vật lý cho thấy rồng thật.

Rồng, cũng giống như các loài sinh vật trong thần thoại, có những điểm tương đồng trong tự nhiên. Hoá thạch còn sót lại của khủng long và các loài động vật đã tuyệt chủng khác đã giúp củng cố câu chuyện về loài rồng. Chẳng hạn hộp sọ của tê giác lông cừu (Coelodonta antiquitatis) hiện đã tuyệt chủng từ kỷ Pleistocen (2,6 triệu đến 11.700 năm trước), được lưu giữ ở thành phố Klagenfurt của Áo giống như một hộp sọ của một "con rồng" được cho là đã bị giết.

Trang web Map of Life có một bản đồ tương tác về các kết quả nghiên cứu năm 2021 của Moura, nơi bạn có thể tìm kiếm trên thế giới về các loài động vật tiềm năng chưa được biết đến. Bản đồ này cũng cho thấy Mỹ được coi là vùng đất mà để khai thác các loài động vật mới, nhưng nó đã được nghiên cứu rộng rãi và có ít sự đa dạng về loài hơn so với các vùng nhiệt đới. Tuy vậy khi quan sát kỹ hơn chúng ta sẽ thấy: hai trong số các bang có tiềm năng tốt nhất cho các loài động vật có vú chưa được khám phá là Washington và Oregon, được xem là nơi trú ngụ của Bigfoot.

Những câu chuyện về Bigfoot mô tả một sinh vật khổng lồ giống vượn người thường được "ngắm" nhiều nhất ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Moura lưu ý rằng chỉ có rất ít cơ hội tìm thêm được những động vật có vú mới trong khu vực này, những sự ngộ nhận về việc nhìn thấy này có thể là do sự hiện diện của loài gặm nhấm, chuột chù hoặc dơi , chứ không phải một loài vượn lớn có lông.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có bất kỳ loài linh trưởng nào chưa được khám phá trên thế giới. Moura cho rằng cơ hội tốt nhất cho các loài động vật lớn chưa được phát hiện sẽ thuộc về họ linh trưởng, với các loài như Plecturocebus parecis, một loài khỉ titi từ Brazil, được phát hiện trong những thập kỷ gần đây.


Một bức ảnh tĩnh được cho là của Bigfoot được chụp ở đông bắc Eureka năm 1967.

Các nhà nghiên cứu cũng đã xác định 4 điểm nóng tiềm năng cho sự sống chưa được khám phá gồm Brazil, Indonesia, Madagascar và Colombia. Những quốc gia này rất phong phú về loài và vẫn chưa được các nhà nghiên cứu nghiên cứu kỹ lưỡng.

Có rất nhiều câu chuyện về những con linh trưởng lớn, bí ẩn trong dân gian, nhưng hứa hẹn nhất được cho là sống ở Indonesia. Một sinh vật huyền thoại được gọi là Orang Pendek là một con vượn hai chân, được đồn đại là đi lang thang trên đảo Sumatra của Indonesia. Những người dân địa phương, hướng dẫn viên, người định cư và các nhà nghiên cứu phương Tây đều xác nhận điều này.

Orang Pendek - trong tiếng Indonesia có nghĩa là "người lùn" sẽ là đối tượng có cơ hội khám phá tốt nhất trong số tất cả các loài linh trưởng bí ẩn, nó cũng là sinh vật lớn mà các nhà nghiên cứu muốn tìm kiếm nhất.

Sumatra đã là quê hương của đười ươi - nhóm các loài vượn lớn đã được biết đến. Những loài linh trưởng màu đỏ này sống trên cây và phạm vi của chúng ở ở miền bắc Sumatra dường như không trùng với nơi sống của Orang Pendek ở miền trung Sumatra.

Serge Wich, giáo sư sinh học linh trưởng tại Đại học Liverpool John Moores ở Anh, người đã khảo sát đười ươi ở Sumatra cho rằng có thể những câu chuyện của Orang Pendek nói về những con đười ươi từng sống xa hơn về phía nam trước khi phạm vi của chúng bị giới hạn ở phía bắc. Điều đáng chú ý là không ai tìm thấy Orang Pendek nếu nó tồn tại, vì những khu rừng được cho là nơi cư trú của chúng đã được theo dõi bằng bẫy ảnh. "Điều này, đối với tôi, chỉ ra rằng chúng có thể không ở đó."


Những dấu chân bí ẩn.

Jeremy Holden, một nhiếp ảnh gia tự do về động vật hoang dã đã tuyên bố rằng ông tận mắt nhìn thấy sinh vật này ở đảo Sumatra vào tháng 10/1994. Cuộc gặp gỡ này diễn ra ngay bên trong một khu rừng trong Vườn quốc gia Kerinci Seblat, nơi được nhiều người xác nhận là đã nhìn thấy Orang Pendek. "Con vật có lẽ đã vượt qua cách tôi khoảng 7 mét. Nó đang đi bằng hai chân. Đầu nó quay ra xa tôi như thể nó đang nghe hướng dẫn của tôi ở đằng sau".

Holden cho biết "sinh vật đáng gờm" này cao khoảng 1,5m, nó có bộ lô màu vàng cỏ úa, nhưng không may là ông ấy không có bằng chứng bằng hình ảnh nào vì lý không muốn để cho sinh vật này nghe thấy tiếng máy ảnh và nhìn thấy mình. "Tôi giữ im lặng vì có rất nhiều cảm xúc lướt qua tâm trí tôi vào thời điểm đó, nhưng một trong số đó thực sự là sự sợ hãi". Ông cũng quả quyết rằng mình không nhầm lẫn nó với một con vượn nhỏ hơn.

Năm 1995, ông bắt đầu tìm kiếm bằng chứng về Orang Pendek trong một dự án nghiên cứu kéo dài 3 năm do Fauna & Flora International (FFI), một tổ chức từ thiện bảo tồn có trụ sở tại Vương quốc Anh tài trợ.  Anh ta hợp tác với nhà bảo tồn Deborah Martyr, một người cũng từng tuyên bố đã nhìn thấy Orang Pendek để ghi lại những bằng chứng từ các nhân chứng và cố gắng chụp ảnh sinh vật bằng bẫy ảnh. Tuy nhiên "Dự án không thu được bằng chứng thuyết phục ngoài một số dấu chân có vẻ không khớp với bất kỳ loài linh trưởng nào đã biết".

National Geographic đã tài trợ cho một dự án Orang Pendek riêng biệt từ năm 2005 đến 2009. Dự án này cũng sử dụng bẫy ảnh nhưng cũng không chụp được hình ảnh sinh vật nào. Alex Schlegel, người đã làm việc trong dự án và hiện là nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở Bay Area cũng không chắc chắn liệu Orang Pendek có tồn tại hay không. Ông nói rằng "Tôi có thể nói rằng nó sẽ trở nên kỳ quái và bí ẩn hơn nếu nó không tồn tại, hay nó vẫn còn sống mà chưa được ghi nhận bởi khoa học phương Tây trong rừng nhiệt đới Sumatra, theo kinh nghiệm, bạn dễ bị sốc khi biết rằng nó chỉ là những câu chuyện mà thôi."


Một con đười ươi Tapanuli ở diện nguy cấp.

Còn nhiếp ảnh gia Holden cho biết, đã tiếp tục và kiên trì tìm kiếm Orang Pandek kể từ khi dự án nghiên cứu FFI kết thúc. Mặc dù vẫn chưa có bất cứ hình ảnh nào của Orang Pendek nhưng ông lại tìm thấy những loài trước đây chưa được khoa học biết đến, bao gồm Nepenthes holdenii, một thực vật ăn thịt ở Campuchia được đặt theo ông. Ông cũng dẫn đầu các nhóm bẫy ảnh lần đầu tiên chụp ảnh các loài mới, bao gồm cả các loài linh trưởng khác.

Thực tế thì Holden đã chụp được rất nhiều động vật khác chưa từng nhìn thấy, ngoài mục tiêu Orang Pendek. Holden đã lấy dẫn chứng về một con chim cu gáy Sumatra (Carpococcyx viridis) để biện minh cho niềm tin của mình - vì sao Orang Pendek có thể trốn thoát khỏi khoa học trong nhiều năm qua.

Loài chim cu gáy sống trên mặt đất cực kỳ nguy cấp đã hơn 90 năm không được nhìn thấy cho đến khi một cá thể được phát hiện vào năm 1997. "Tôi đã mất hàng chục năm từ thời điểm 1995, khi bắt đầu đặt bẫy máy ảnh cho đến năm 2015 để có được bức ảnh đầu tiên về một con chim cu gáy trên mặt đất Sumatra. Vì thế, có thể hiểu được về những người không tin tôi, vì tôi không có bất kỳ bằng chứng nào ngoài một câu chuyện".

Cập nhật: 04/05/2022 Theo VnReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video