Hành tinh "kỳ lạ" Proxima b - "Trái Đất thứ 2" mới được phát hiện gần đây là hành tinh gần nhất nằm ngoài hệ Mặt Trời mà chúng ta đã từng khám phá trước đây và các nhà khoa học cho biết rằng: "Trên hành tinhProxima b có thể tồn tại được sự sống". Nhưng những gì có thể sống và tồn tại được giữa những vì sao nằm gần chúng ta nhất? - Đó vẫn đang còn là một câu hỏi.
Hai nhà nghiên cứu khẳng định: "Proxima b quay quanh ngôi sao chủ Proxima Centauri mất 11,2 ngày - trùng khớp với đồng hồ đo sự dịch chuyển của sao Proxima b - họ đã từng xác định là những hành tinh quay ở xung quanh và trọng lượng tối thiểu của nó gấp 1,3 lần so với Trái Đất của chúng ta. Phần còn lại còn tùy thuộc vào xác suất và những phép đo lường sau này, nhưng kết quả đang rất được mong chờ - đặc biệt, vì khoảng cách từ Trái Đất đến Proxima Centauri là 4,2 năm ánh sáng - ngôi sao "hàng xóm" gần nhất với Mặt Trời".
Tại cuộc họp báo, Ansgar Reiners - một nhà vật lý học thiên thể ở Khoa vật lý học thiên thể của trường Đại học Gottingen cùng các tác giả thực hiện nghiên cứu này cho biết rằng: "Proxima b không chỉ là hành tinh ở trên mặt đất được tìm thấy mà còn là hành tinh gần nhất nằm ngoài hệ Mặt Trời đã được phát hiện, bởi vì không có ngôi sao nào nằm gần hệ Mặt Trời của chúng ta hơn nó". Nằm gần với Trái Đất của chúng ta giúp nó không những là một điểm đến - con người có thể sinh sống được mà còn là một mục tiêu lý tưởng để tìm kiếm thông tin về chúng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng: "Hành tinh giống như đá và bề mặt của nó có thể đi bộ lên được - có lẽ không chỉ là một hành tinh khí nhỏ. Vị trí của nó là nằm xung quanh một ngôi sao lùn đỏ giống như sao Mộc hay sao Thổ".
Ngôi sao Proxima Centauri mờ hơn nhiều so với Mặt Trời và trọng lượng của nó chỉ bằng 0,12 lần Mặt Trời. Khoảng cách của hành tinh Proxima b nằm gần đó chỉ bằng 5% khoảng cách giữa Mặt trời đến Trái Đất của chúng ta. Ngôi sao Proxima bcó đường kính gấp gần 1,4 lần đường kính của sao Mộc. Các nhà nghiên cứu cho rằng: "Vì Proxima b là hành tinh nằm gần quỹ đạo quay quanh các hành tinh có khóa thủy triều (khóa trọng lực) và đồng bộ chuyển động quay, có nghĩa là Proxima b sẽ luôn xuất hiện cùng ngôi sao chủ Proxima Centauri của nó khi quay quanh Mặt Trăng của Trái Đất. Một nửa hành tinh ngâm mình trong bức xạ mặt trời, còn nửa khác thì hướng ra phía bên ngoài".
Guillem Anglada-Escude - một nhà nghiên cứu tại trường Đại học Queen Mary của London và là tác giả chính của nghiên cứu này - đã phát biểu về nó trong cuộc họp báo: "Một bên luôn tràn ngập ánh sáng, còn một bên luôn chìm trong ảm đạm và tối tăm".
Đứng từ một vị trí trên Proxima b nhìn lên bầu trời có thể nhìn thấy hai tia sáng của hệ thống sao Alpha Centauri nhị phân gần đó - một cặp sao mà các nhà nghiên cứu cho rằng là phần có hệ thống giống với sao Proxima Centauri, mặc dù nó nằm cách khá xa so với mật độ của hai ngôi sao này.
Nếu không có không khí, bề mặt của hành tinh này có thể dao động trong khoảng âm 40 độ C (âm 40 độ F). Các nhà nghiên cứu nói trong cuộc họp báo: "Về Proxima b, bản thân nhiệt độ trên bề mặt của "Trái Đất thứ hai" này sẽ dao động trong khoảng âm 20 độ C (âm 2 độ F) nếu không có không khí. Nếu hành tinh Proxima b có không khí thì nhiệt độ sẽ dao động trong khoảng từ âm 30 độ C đến 30 độ C (từ âm 22 độ F đến 86 độ F) ở cả mặt tối và mặt sáng, làm cho nhiệt độ trên bề mặt ấm dần lên để nước có thể tồn tại được ở dạng lỏng".
Dù có không khí và nước hay không thì hành tinh Proxima b vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố lịch sử.
Anglada-Escude cho biết: "Nó phụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện ban đầu. Nếu hành tinh "kỳ lạ" này khô hay nằm ở rất xa và có nhiều nước chảy từ những đường băng (cách xa hệ thống các ngôi sao - nơi mà sao chổi và những mảnh vỡ vụn đóng thành băng thay), hoặc có thể hành tinh Proxima b bắt đầu trở lên khô thì sao chổi có thể mưa ngay trên hành tinh đó và làm nó trở thành nước".
Anglada-Escude có nói thêm: "Đây là những bước đầu trong nghiên cứu nhưng đó là một cơ hội rất tốt - có những mô hình khả thi và câu chuyện dẫn đến một hành tinh "kỳ lạ" Proxima B - nơi con người có thể sinh sống được như Trái Đất của chúng ta hiện nay".
Các nhà nghiên cứu nói: "Một điều nữa cần nói đến đó là về các bức xạ phát chùm tia chiếu sáng gần những ngôi sao bởi vì Proxima Centauri nằm rất gần, tia X và tia bức xạ cực tím đủ mạnh để có thể ngăn cản nước sôi và làm mất không khí của cả hành tinh". Các nhà khoa học dự đoán rằng: "Trong khi các bức xạ năng lượng cao - gấp khoảng 100 lần so với Trái Đất hiện đại ngày nay thì sẽ không đủ để gây ảnh hưởng hoặc làm cản trở sự sống - có thể là thời gian đầu trong tuổi thọ của ngôi sao đủ mãnh liệt để gây thiệt hại lớn".
Reiners khẳng định: "Không có điều gì loại trừ được sự tồn tại của không khí và nước, tất cả đều phụ thuộc vào sự hình thành của hệ thống". Đối với các bức xạ hiện đại ngày nay "Chúng tôi không nghĩ rằng đó là một sự thành công".
Các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến các tín hiệu khác trong sự dịch chuyển của những ngôi sao. "Nguồn gốc của nó không chắc chắn hoặc chỉ là một ngôi sao - có thể chỉ ra những hành tinh gần đó hoặc một hành tinh lớn hơn cùng những ngôi sao nhỏ hơn nằm xung quanh nó" - các nhà khoa học đã nói tại cuộc họp báo. "Mặc dù hành tinh Proxima b sẽ nằm xa hơn, lớn hơn và cách xa khu vực nước có thể tồn tại ở dạng chất lỏng".
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Việc quan sát, tìm hiểu thêm sẽ giúp giải quyết việc nó có phải là hệ thống sao Proxima b hay không. Nhiều thông tin chỉ ra hành tinh và hệ thống của Proxima b dường như chắc chắn đang tiến đến sớm".
Reiners nói thêm: "Tin tốt là nó rất gần. Điều này không chỉ tốt cho những hành tinh "hàng xóm" bên cạnh mà còn là một giấc mơ đối với các nhà thiên văn học nếu chúng ta tìm hiểu những quan sát tiếp theo".
- Bí ẩn về những con số của Proxima b: "Trái đất thứ 2" mới được công bố
- 6 sự thật kỳ lạ về Proxima Centauri b - "Trái đất thứ hai" có thể bạn chưa biết
- Phát hiện "Trái Đất thứ hai" quan trọng như thế nào?
- Các nhà khoa học xác nhận "Trái Đất thứ hai" chỉ cách hệ Mặt Trời 4,2 năm ánh sáng
- Sắp họp báo công bố phát hiện về "Trái Đất thứ hai"