6 sự thật kỳ lạ về Proxima Centauri b - "Trái đất thứ hai" có thể bạn chưa biết

  •   47
  • 10.101

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hành tinh "kỳ lạ" quay quanh Proxima Centauri (Cận Tinh) - là ngôi sao nằm gần Trái Đất nhất. Hành tinh này có tên gọi là Proxima b lớn hơn một chút so với Trái Đất. Nó quay quanh khu vực có thể sinh sống của các ngôi sao, điều đó có nghĩa là tại đó nước có thể tồn tại được ở dạng lỏng - thậm chí, cả con người cũng có thể sinh sống.

Proxima Centauri b

Proxima Centauri bCredit: ESO/M. Kornmesser.

Mặc dù "Trái đất thứ hai" này có những đặc tính giống với Trái đất - nơi chúng ta đang sống nhưng Proxima b vẫn còn là một thế giới "bí ẩn" và "xa lạ". Hãy đọc thông tin dưới đây để biết những sự thật "kỳ lạ" về hành tinh mới được tìm thấy này nhé.

1. Có phải là hệ thống sao "kỳ lạ" hay không?

Có phải là hệ thống sao "kỳ lạ" hay không?Credit: ESO/Pale Red Dot.

Ngôi sao chủ của Proxima bProxima Centauri - một phần trong bộ ba những ngôi sao kỳ lạ mà các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu. Hai ngôi sao còn lại là sao nhị phân - nghĩa là chúng cùng quay quanh một trọng tâm và được gọi chung là Alpha Centauri. Các nhà khoa học không chắc chắn Proxima Centauri có giới hạn hấp dẫn tới những cặp ngôi sao khác theo một số kiểu quỹ đạo hoặc nếu không thì chỉ là di chuyển ngang qua chúng. Nếu được giới hạn thì nó sẽ mất khoảng 500.000 năm để quay xung quanh Alpha Centauri, còn không sẽ mất đến hàng triệu năm để rời khỏi khu vực đó.

2. Gần nhưng khó có thể nhìn thấy

Gần nhưng khó có thể nhìn thấyCredit: Digitized Sky Survey 2; Acknowledgement: Davide De Martin/Mahdi Zamani

Alpha Centauri có thể quan sát được mà không cần đến kính thiên văn – hai ngôi sao nhị phân kết hợp lại tạo thành ngôi sao thứ ba sáng nhất trên bầu trời. Mặc dùProxima gần với Trái Đất hơn hai ngôi sao nhị phân Alpha Centauri – 4,22 năm ánh sáng so với 4,37 năm ánh sáng, nhưng nó vẫn nhỏ và mờ hơn rất nhiều so với hai ngôi sao kia. Điều đó là bởi Proxima là một ngôi sao lùn đỏ và Proxima Centauriquá mờ để có thể nhìn bằng mắt thường.

3. Góc quan sát

Các góc quan sátCredit: ESO/G. Coleman

Proxima Centauri là một ngôi sao nhỏ, nó chỉ lớn hơn một phần mười so với kích thước của Mặt Trời. Nếu nhìn từ Proxima b thì ngôi sao lùn nhỏ này sẽ lớn gấp 3 lần so với khi nhìn từ Trái Đất lên Mặt Trời. Đó là vì quỹ đạo của Proxima b thực sự rất, rất nhỏ. Hành tinh quay quanh ngôi sao chủ có khoảng cách 7,5 triệu km - chỉ bằng 5% khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời (khoảng 150 triệu km). Trong khi đó, Mặt Trời của chúng ta là một ngôi sao sáng khổng lồ trên bầu trời của Proxima b, mọi người trên thế giới cần chuẩn bị những thiết bị đặc biệt để có thể nhìn thấy đượcProxima Centauri.

4. Khu vực có thể sinh sống (nhỏ)

Khu vực có thể sinh sống (nhỏ)Credit: ESO/M. Kornmesser/G. Coleman

Proxima b tồn tại ngay giữa khu vực có thể sinh sống của những ngôi sao, theo lý thuyết thì đó là nơi mà nước có thể tồn tại ở dạng chất lỏng được trên hành tinh. So với Mặt Trời của chúng ta, khu vực có thể sinh sống được của Proxima Centauri rất gần so với ngôi sao chủ. Phạm vi sinh sống của những ngôi sao lạnh hơn rất nhiều so với Mặt Trời. Các nhà khoa học đã từng tin rằng những ngôi sao lùn đỏ giống nhưProxima không thể tồn tại ở những hành tinh sự sống được rằng nó đang quay quanh rất gần. Nhưng hiện nay, các nhà khoa học cho rằng những ngôi sao lùn đỏ có thể là nơi tốt nhất để tìm kiếm những hành tinh khác có thể sống được.

5. Có phải là một hành tinh "kỳ lạ" hay không?

Có phải là một hành tinh "kỳ lạ" hay không?Credit: ESO/M. Kornmesser

Các nhà thiên văn học tin rằng Proxima b là một hành tinh "kỳ lạ" - giống như "Trái đất thứ hai" mà con người có thể sống được. Kích thước của nó lớn bằng khoảng 1,3 lần so với Trái Đất - nơi mà chúng ta đang sống. Kích thước nhỏ làm cho các nhà thiên văn học ví nó giống với một hòn đá - hành tinh ở trên mặt đất giống với Trái đất của chúng ta hiện nay. Thậm chí, nó còn nằm trong khu vực có thể sinh sống củaProxima Centauri nơi mà nhiệt độ làm cho nước có thể tồn tại được ở dạng lỏng. Và nó là "Trái đất thứ hai" - hành tinh "kỳ lạ" gần nhất mà chúng ta đã tìm thấy, chỉ cách khoảng hơn 4 năm ánh sáng. Nhưng đừng vội tính thời gian chúng ta có thể đi đến đó - hoặc đừng tính. Thậm chí, với khoa học hiện đại nhất thì nó vẫn sẽ mất đến hàng nghìn năm mới có thể tiếp cận được đến ngôi sao gần nhất này. Hãy dành thời gian đó để tìm hiểu về Proxima b. Trong khi đó, các nhà thiên văn học sẽ tiếp tục nghiên cứu về hành tinh này từ xa. Họ sẽ tìm hiều xem bầu không khí của nó bắt nguồn từ đâu, những bằng chứng về nước và các dạng sống ở ngoài hành tinh.

6. Có sự dịch chuyển

Có sự dịch chuyểnCredit: Y. Beletsky (LCO)/ESO/ESA/NASA/M. Zamani

Ngôi sao Proxima Centauri có thể gặp khó khăn khi phát hiện mà không dùng những thiết bị đặc biệt nhưng hành tinh "kỳ lạ" Proxima b là không thể nhìn thấy được, thậm chí dùng cả những thiết bị quan sát bầu trời (sky watching) hiện đại. Để khám phá về hành tinh "kỳ lạ", các nhà thiên văn học đã quan sát ngôi sao chủ thay thế nó. Khi một hành tinh quay quanh một ngôi sao, sức hút trọng lực của nó làm ngôi sao có một chút dịch chuyển. Những sức kéo trọng lực này tạo ra một hiệu ứng Doppler hoặc làm thay đổi chiều dài các bước sóng quan sát trong ánh sáng từ những ngôi sao. Trong nghiên cứu Proxima Centauri được gọi là "sự dịch chuyển của Doppler", các nhà thiên văn học đã sử dụng kính thiên văn của Đài quan sát Nam Âu ở Chile khám phá ra rằng ngôi sao có một hành tinh lớn hơn quỹ đạo của Trái Đất khoảng 7 triệu km.

Cập nhật: 26/08/2016 Theo Nga Bùi (quantrimang.com)
  • 47
  • 10.101