Lộ diện "chúa tể quái thú" nặng hàng chục tấn ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc

Những mẩu xương khổng lồ có niên đại khoảng 66 - 72 triệu năm được xác định là của một loài quái thú hoàn toàn mới.

Loài quái thú mới được các nhà cổ sinh vật học đặt tên là Jiangxititan ganzhouensis, một cái tên gợi nhớ đến địa điểm nó được phát hiện: Hệ tầng Nanxiong TP Cám Châu (Ganzhou), tỉnh Giang Tây (Jiangxi) - Trung Quốc.


Nó được xác định là một thằn lằn hộ pháp (titanosaur), nhóm khủng long lớn nhất trong dòng họ khủng long sauropod.

Các hóa thạch được khai quật ở Giang Tây chỉ bao gồm 7 đốt sống cổ và lưng trước. Chúng giúp nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Jin-You Mo từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quảng Tây xác định được cây gia đình, nhưng quá ít để có thể tính toán kích thước chính xác. Tuy nhiên, đây là một thằn lằn hộ pháp nên phải nặng tới hàng chục tấn khi còn sống.


Một trong các mẩu hóa thạch - (Ảnh: HISTORICAL BIOLOGY).

Thông thường các loài thằn lằn hộ pháp được tìm thấy trên thế giới có cân nặng chủ yếu quanh 30 tấn, một số loài to lớn có thể nặng trên 70 tấn.

Phân tích chi tiết hơn cho thấy quái thú mới này thuộc một nhánh đặc biệt là Lognkosauria - một trong những nhánh có kích thước lớn nhất trong dòng dõi thằn lằn hộ pháp. Cái tên Lognkosauria theo tiếng Hy Lạp có nghĩa nôm na là "thằn lằn chúa tể".

Lognkosauria đặc trưng bởi thân hình mập mạp, lồng xương sườn rộng, các đốt sống cũng to ngang, theo bài mô tả trên tạp chí khoa học Historical Biology. Tất nhiên, nó cũng sẽ mang đặc trưng của một sauropod điển hình, đó là các chi to và nặng nề, chiếc cổ dài, đuôi dài.

Các gai thần kinh được bảo tồn trong hóa thạch đã giúp các nhà nghiên cứu xác định quái thú Giang Tây là một loài riêng biệt, với nhiều yếu tố khác biệt so với các thằn lằn hộ pháp khác từng được khai quật ở châu Á.

Theo Sci-News, hệ tầng Nanxiong nơi nó "an nghỉ" là một dải rộng lớn đá cổ kỷ Phấn Trắng bao gồm đá bùn đỏ, sa thạch... và là một kho tàng cổ sinh vật học nổi tiếng.

Trong những năm gần đây, hệ tầng này đã trưng ra trước thế giới hiện đại một loạt mẫu vật quý giá về các sinh vật đã tuyệt chủng, bao gồm khủng long chân thú, khủng long chân chim, cá sấu cổ, rùa cổ, các động vật có vú kỳ lạ...

Trước Jiangxititan ganzhouensis, một loài sauropod khác là Gannansaurus sinensis đã từng được tìm thấy trong khu vực này.

Cập nhật: 20/02/2024 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video