Lộ diện đài thiên văn 4.500 tuổi do các ngôi mộ ghép thành

"Đài thiên văn tử thần" vừa được khai quật ở Hà Lan gồm những gò đất chứa hài cốt được căn chỉnh chuẩn xác với hoạt động của các thiên thể, cùng dấu tích của các nghi lễ bí ẩn.

Theo Live Science, công trình được đặt biệt danh "Stonehenge" Hà Lan này là một khu di tích 4.500 tuổi với hàng chục ngôi mộ được chôn cất trong khoảng thời gian từ năm 2500 đến năm 1200 trước Công Nguyên.

Nhưng nó không phải một nghĩa trang bình thường: Các gò mộ được sắp đặt để tạo thành một đài thiên văn rùng rợn.


"Đài thiên văn tử thần" ở Hà Lan - (Ảnh: TP Tiel).

Nhóm chuyên gia khảo cổ học TP Tile - Hà Lan đã tiếp quản hiện trường. Cuộc phân tích cho thấy các gò mộ cổ được đăng thẳng hàng với Mặt Trời và các điểm chí, điểm phân trong năm (Hạ chí, Đông chí, Xuân phân, Thu phân).

Gò mộ lớn nhất chứa hài cốt của phụ nữ, đàn ông và nhiều trẻ em đã chết trong khoảng thời gian nói trên; trong khi nhiều ngôi mộ cổ riêng lẻ nằm rải rác xung quanh. Một số người được chôn cất, một số người được hỏa táng trước khi chôn.

Các sắp xếp cho thấy rõ ràng khu vực đã được sử dụng như một đài thiên văn sơ khai, nơi người ta quan sát các thiên thể và dự đoán mùa màng, phục vụ nông nghiệp. Trong đó gò chôn cất lớn nhất đánh dấu sự chuyển động của Mặt trời và được dùng như một quyển lịch.

Một số đồ tạo tác quý giá được chôn một cách hữu ý ở những vị trí liên quan đến thiên văn, chẳng hạn một mũi giáo đồng ở tư thế bị cắm xuống đất ở vị trí tia nắng đi xuyên qua một lỗ trong cấu trúc tổng thể của đài thiên văn.

Các cuộc chôn cất được phủ bóng bởi những nghi lễ bí ẩn; trong khi mỗi ngôi mộ được chôn cất thêm đều đóng vai trò nhất định trong các nghi lễ sau đó.

Một số hố rỗng, cọc và xô cũng được tìm thấy trong khu vực, có thể phục vụ các nghi lễ tẩy rửa.

"Đài thiên văn tử thần" được phát hiện tình cờ vào năm 2016 giữa một khu công nghiệp. Các nhà khoa học đã dành khoảng 1 năm để khai quật nó và lấy lên hơn 1 triệu hiện vật xuyên qua các thời đại đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, thời La Mã chiếm đóng, thời Trung Cổ.

Họ đã mất 6 năm để phân tích và ghép nối các hiện vật và đến nay cuộc nghiên cứu vẫn tiếp diễn.

Cập nhật: 26/06/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video