Chúng ta vẫn thường thấy ngựa được dùng trong việc kéo xe, và cưỡi duy chỉ ngựa vằn chỉ để làm cảnh, và ngắm cho vui. Vậy tại sao con người lại không cưỡi những chú ngựa vằn xinh đẹp này?
Trên thực tế của đời sống, con người từ xưa đến nay sẽ chọn lọc những loài động vật dễ thuần hóa, sinh sản tốt, và có tính giá trị cao trong việc nuôi dưỡng. Và trong họ ngựa, tất cả các loại đa phần đều thỏa được những điều kiện trên ngoại trừ ngựa vằn.
Bởi vì ngựa vằn có vằn nên chẳng ai cưỡi
Người xưa thường dùng ngựa để cưỡi khi chiến đấu, những tuyệt nhiên không dùng ngựa vằn vì chúng có vằn, khó ngụy trang.
Trong những cuộc chiến ngày xưa, ngựa thường được dùng để cưỡi đi chiến đấu. Thế nhưng, lý do đầu tiên chúng không được chọn là bởi vì chúng có vằn rất khó ngụy trang. Hơn hết, những chiến binh sẽ bị lóa mắt, mất tập trung vì những vằn trắng đen trên thân chúng.
Ngựa vằn vốn dĩ rất hung dữ, khó thuần hóa
Việc thuần hóa ngựa vằn từ trước đến nay đều có kết quả là thất bại. Bởi ngựa vằn có tính hung dữ, khó thuần hóa, thiên tính của chúng rất khó đoán trước được, thường thích đá lại hay cắn. Việc dạy cho ngựa vằn cách học kéo xe cũng vậy, chúng rất dễ kinh hãi dưới áp lực. Và khi chúng bắt đầu trưởng thành thì những con ngựa vằn thường dữ hơn những con ngựa thông thường rất nhiều.
Việc thuần hóa ngựa vằn là một điều cực khó khăn.
Điều đặc biệt nguy hiểm từ những con ngựa vằn là khi cắn chúng thường sẽ không nhả, nên nuôi dưỡng ngựa vằn được xếp vào một trong những việc cực kì khó khăn.
Ngựa vằn không có lối sống phân cấp
Thường thì trong quần thể ngựa có cấu trúc phân cấp, kết cấu tập quán gia đình. Một con ngựa đầu đàn là con ngựa đực, tiếp đến có khoảng 6-7 con ngựa cái và thêm những con ngựa con. Những con ngựa này đều biết vai trò cũng như vị trí của chúng trong đàn. Chúng chịu sự chi phối của con ngựa đầu đàn, và sẵn sàng làm theo mọi điều khiển của nó.
Ngựa vằn cho dù có thuần hóa được thì cũng chỉ để làm cảnh cho thiên nhiên mà thôi.
Vì vậy, con người chỉ cần chế ngự thuần hóa duy nhất con ngựa đầu đàn thì có thể "dạy dỗ" luôn cả những con khác. Thế nhưng, ngựa vằn lại là một trong những loại không hề có lối sống này.
Và đấy là lý do vì sao cho đến nay dù thuần hóa được những con ngựa vằn nhưng chúng cũng chỉ để ngắm và làm cảnh cho thiên nhiên thêm sinh động mà thôi.
Dù không thể cưỡi hay không thể thuần hóa nhưng ngựa vằn vẫn có những đặc điểm thú vị khác mà chúng ta ít biết.
Sọc ngựa vằn
Các nhà khoa học đã xác được rằng: sọc của những chú ngựa vằn được đánh theo một quy luật toán học nhất định và được quy định giống như một mã vạch cụ thể.
Sọc của ngựa vằn được đánh theo một quy luật toán học nhất định.
Ngựa vằn có thể thay thế bằng lừa
Do chúng có kích thước cơ thể và tập tính sinh hoạt tương đối giống nhau nên những người làm xiếc đã đánh lừa khán giả bằng cách thay thế ngựa vằn bằng lừa.
Mối quan hệ tự nhiên: Đà điểu và ngựa vằn
Đà điểu và ngựa vằn thường sống với nhau để bảo vệ lẫn nhau khỏi các kẻ thù. Đà điểu có thể nhìn rõ hơn và ngựa vằn có thể nghe thấy hoặc ngửi thấy mùi nguy hiểm hơn. Thật là một sự kết hợp vô cùng ăn ý.
Bản năng tự vệ
Nếu một con ngựa vằn bị tấn công, gia đình của nó sẽ đến bên và xoay quanh ngựa vằn bị thương. Chúng cùng nhau cố gắng đánh đuổi kẻ thù để bảo vệ sự an nguy cho cả bầy đàn hệt như sức mạnh đoàn kết của con người.