Lộ diện quái điểu lai khủng long cao 5m ở Trung Quốc

 Sinh vật lạ ở Phúc Kiến - Trung Quốc hơi giống đà điểu nhưng lại là khủng long, được mô tả là "kinh dị hơn phim Công viên kỷ Jura".

Theo Sci-News, một nhóm nghiên cứu cổ sinh vật học quốc tế đã phát hiện ra một loạt dấu chân khủng long dạng chim hóa thạch tại địa điểm hóa thạch Longxiang ở tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc.

Trong đó, các dấu chân hóa thạch nhỏ hơn dài 11 cm, thuộc về một loài khủng long đã biết mang tên Velociraptorichnus.

Thế nhưng bên cạnh đó còn có dấu chân khổng lồ khác dài 36 cm, tiết lộ về một loài điểu long hoàn toàn mới.


Ảnh đồ họa mô tả loài khủng long mới (trái) và các hóa thạch đã được tìm thấy - (Ảnh: Yingliang/iSCIENCE)

Hóa thạch dấu chân trông có vẻ ít hoành tráng hơn so với hóa thạch xương, nhưng lại có giá trị cực cao đối với ngành khảo cổ, nhất là khi mô tả các loài mới thuộc về một nhóm đã biết.

Các dấu chân không chỉ tiết lộ hình dáng sơ bộ của con vật, mà còn là "phim âm bản" 3D mô tả hình dáng bên ngoài, bao gồm lớp da, các thớ cơ... và giúp các nhà khoa học phục dựng lại cách con vật đã di chuyển trên mặt đất, từ đó suy ra tập tính của loài.

Trong trường hợp này, các dấu chân bảo tồn hoàn hảo đã giúp Trung Quốc ghi thêm tên một loài mới vào dòng họ Troodontid - tức "điểu long răng khía" - là Fujianipus yingliangi.

Theo bài công bố trên tạp chí iScience, con điểu long này và các loài anh em thuộc về một dòng họ lớn hơn gọi là deinonychosaur, chính là nhóm sinh vật chuyển tiếp giữa khủng long và chim.

Vì vậy, như các điểu long khác, Fujianipus yingliangi mang thân hình hơi giống một con đà điểu với cánh nhỏ và cặp chân chắc khỏe, nhưng vẫn có răng và vẫn là khủng long.

Nó cũng là một loài săn mồi đỉnh cao trong khu vực.

“Nó cao khoảng 5m với đôi chân dài 1,8m, vượt xa kích thước của những con chim ăn thịt được mô tả trong Công viên kỷ Jura. Hãy tưởng tượng thứ gì đó như thế đang lao tới với tốc độ tối đa” - TS Anthony Romilio từ Đại học Queensland (Úc), thành viên nhóm nghiên cứu mô tả.

Để xác định loài mới, các dấu vết nói trên đã được so sánh với các dấu vết khủng long hai ngón đã được biết đến khác trên khắp Châu Á, Bắc, Nam Mỹ và Châu Âu.

Đa số điểu long được tìm thấy ở khu vực có vĩ độ cao, gần Bắc Cực, nhưng phát hiện mới tại Phúc Kiến cho thấy nhóm khủng long này đã phân tán xa hơn về phía Nam so với tưởng tượng.

Cuộc nghiên cứu còn có sự góp mặt của các nhà khoa học từ Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc, Đại học Hạ Môn, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đá Yingliang, Viện khảo sát địa chất Phúc Kiến (Trung Quốc), Trường Đại học Colorado ở Denver và Đại học Charleston (Mỹ).

Cập nhật: 27/05/2024 NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video