Lỗ thủng tầng ozone có thể được chữa lành vào năm 2070

Giới nghiên cứu khoa học cho rằng, lỗ thủng tầng ozone đang dần thu hẹp lại và có thể biến mất vào năm 2070.

>>> Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đang thu hẹp lại

Nghiên cứu trước đây đã cho rằng, lỗ thủng tầng ozone sẽ được chữa lành vào năm 2050. Nhưng mới đây, các nhà khoa học của NASA đã nghiên cứu về nguyên nhân thực sự ngăn cản quá trình hồi phục của tầng ozone và khẳng định, lỗ thủng tầng ozone có thể được chữa lành vào năm 2070. Lý do của sự chậm trễ này có thể không phải là yếu tố ô nhiễm môi trường như chúng ta vẫn nghĩ mà là sự tác động của thay đổi mô hình gió.


Cả thế giới đang nỗ lực chung tay bảo vệ tầng Ozone

Tầng ozone (độ cao từ 20 - 30km) có chức năng ngăn cản tia cực tím UV, bảo vệ sự sống trên Trái đất. Từ thập niên 90, chất làm lạnh chlorofluorocarbons (CFC) đã tạo ra một lỗ thủng lớn ở tầng ozone phía Nam Cực. Nghị định thư Montreal đã được ký kết vào năm 1987 nhằm từng bước loại bỏ việc sử dụng các chất CFC ở các nước.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, tới nay, việc cấm sử dụng CFC vẫn chưa mang lại dấu hiệu tích cực nào cho lớp khí quyển này. Vì vậy, người ta đặt ra câu hỏi, liệu giảm thiểu ô nhiễm môi trường có thực sự sẽ giúp “chữa lành” lớp khí quyển quan trọng này hay không?

Câu trả lời chính xác chỉ có thể được đưa ra vào năm 2025, nhưng nhóm nghiên cứu Aura từ Trung tâm vũ trụ Goddard thuộc NASA tại Greenbelt (Mỹ) cho biết, có thể chính sự biến đổi của hướng gió đã ngăn cản quá trình tái tạo ozone ở cực Nam.


Lỗ thủng tầng ozone qua các năm (màu xanh dương là vùng bị thủng)

Thông thường, ozone được tạo ra ở vùng nhiệt đới và được gió thổi tới cực Nam. Tuy nhiên, hướng gió thay đổi dần dần qua mỗi năm, dẫn tới tình trạng ozone không được vận chuyển tới vị trí phù hợp và lỗ thủng ở cực Nam phải đợi tới năm 2070 để chữa lành.

Các nhà khoa học cũng đang kiểm tra lại cách đo và đánh giá lỗ thủng ở tầng ozone, vì phương pháp cũ dựa trên mật độ phân tử ozone có thể bỏ lỡ những gì đang thực sự xảy ra trong tầng bình lưu.


Nam Cực đối mặt với lỗ thủng ozone lớn nhất và vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm

Ví dụ, năm 2012, lỗ thủng ozone đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, mặc dù mức độ CFC trong khí quyển không giảm nhiều. Ngược lại, lỗ thủng trong năm 2011 lại có cùng diện tích với năm 2006, mặc dù CFC lại suy giảm đáng kể trong những năm này.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra trong năm 2011, mức độ clo thấp hơn mặc dù kích thước lỗ thủng ozone khá lớn. Sử dụng mô hình máy tính, họ cho thấy điều kiện thời tiết sẽ giảm lượng ozone phía trên Nam Cực, do đó, lỗ hổng lớn là kết quả của việc suy giảm lượng ozone mà gió từ vùng nhiệt đới mang đến khu vực này trong những năm trước đây.


Có thể chính vấn đề về hướng gió đã làm chậm quá trình tái tạo ozone, chứ không phải lượng CFC như người ta vẫn nghi ngờ

Nhà hóa khí quyển học Susan Strahan từ NASA Goddard cho biết: “Đây không phải là vấn đề của hóa học mà chỉ đơn thuần về khí tượng mà thôi”.

Chính vì vậy, từ giờ cho tới năm 2025, khi kết quả về lỗ thủng tầng ozone được công bố thì mọi thông số đo đạc hàng năm đều nên được cân nhắc về tính chính xác của nó.

Theo PLXH
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video