Loài cá bơi lộn ngược cả đời để câu mồi

Tư thế bơi kỳ lạ có thể giúp cá lồng đèn mũi roi bắt con mồi to và nhanh hơn mà không cắn nhầm chính mình.


Cá lồng đèn bơi ngửa dưới nước. (Video: Phys.org)

Bằng chứng video từ biển sâu cho thấy một số loài cá lồng đèn sống cả đời trong tư thế lộn ngược, theo Pamela Hart, phó giáo sư ở Đại học Alabama chuyên nghiên cứu cá trong điều kiện cực hạn. Hành vi trên được mô tả trên tạp chí Fish Biology và vượt quá sức tưởng tượng của các nhà khoa học, Phys.org hôm 22/11 đưa tin.

Cá lồng đèn mũi roi là loài cá nhỏ với phần phụ giống cần câu trên mặt. Trong khi cơ thể của chúng không lớn hơn một con mèo nhà, nó có chiếc gai nhô ra từ mũi và gấp 4 lần chiều dài cơ thể. Cá lồng đèn lừa những con cá khác bằng vi khuẩn phát quang sinh học sống ở chóp của mồi nhử.


Tư thế bơi ngửa có thể khiến cá lồng đèn mũi roi nguy hiểm hơn.

Trong gần một thế kỷ, các nhà khoa học cho rằng cá lồng đèn mũi roi treo mồi nhử trước mặt giống nhiều đồng loại với phần phụ ngắn hơn vẫn làm. Tuy nhiên, thước phim mới từ nhiệm vụ dưới nước ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho thấy loài cá này dành cả ngày bơi lộn ngược và thả mồi nhử dài về phía đáy biển. Video giúp xác nhận một quan sát trực quan từ cách đây hơn 20 năm, theo Stewart.

Năm 1999, một phương tiện điều khiển từ xa (ROV) bắt gặp cá lồng đèn mũi roi trôi nổi bất động với phần bụng ngửa lên ở vùng biển giữa Hawaii và California. Giới nghiên cứu nghi ngờ chúng đang nhắm vào con mồi ở đáy biển, nhưng không thể loại trừ khả năng đó chỉ là một cá thể hành động khác thường.

Trong một video quay gần rãnh Izu-Ogasawara ngoài khơi Nhật Bản, một con cá lồng đèn mũi roi trôi dạt theo dòng hải lưu, cơ thể nó song song với đáy biển, miệng há to để lộ hàng trăm chiếc răng nhỏ xíu. Đột nhiên, nó bất ngờ cử động, sử dụng chiếc đuôi cực khỏe để bơi theo vòng tròn hẹp. Cuối cùng, nó bình tĩnh lại và tiếp tục trôi dạt, sau đó đâm sầm vào thiết bị chiếu sáng của ROV. Tiếp theo, nó dùng chiếc vây nhỏ bên thân để rút lui vào vùng biển tối. Trong các video khác, chân vịt và động cơ tàu ngầm khiến cá lồng đèn lộn nhào và bơi với phần bụng úp xuống, nhưng chúng nhanh chóng quay trở lại tư thế bơi ngửa.

Theo các nhà nghiên cứu, tư thế bơi ngửa có thể khiến cá lồng đèn mũi roi nguy hiểm hơn. Họ nghi ngờ thông qua giữ mồi nhử ở xa miệng, cá lồng đèn có thể hạ gục con mồi lớn và nhanh hơn và không cắn nhầm chính mình. Stewart từng gặp một mẫu vật cá lồng đèn mũi roi với xác mực cực lớn trong bụng.

Cập nhật: 28/11/2023 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video