Loài chim không biết bay ở Philipines

(Ảnh: unexplainedresearch)

Hãng thông tấn Reuteurs tại Johannesburgh Nam Phi đưa tin ngày 17 tháng 8: theo nhóm bảo tồn thuộc Tổ chức chim Quốc tế cho biết các nhà khoa học đã phát hiện một loài chim không biết bay trên một hòn đảo xa xôi tại quần đảo Philipines.

Việc tìm thầy loài chim quý hiếm này gây ấn tượng mạnh bởi chim không bay trên những hòn đảo nhỏ đặc biệt dễ bị tuyệt chủng do những hoạt động của con người. Nhiều loài sinh vật sống trên đảo được khoa học phân loại đã bị tuyệt chủng rất lâu trước các nhà sinh vật học khai quật được bộ xương của chúng. Tổ chức Chim Quốc tế định đặt tên cho loài chim mới này là Gà nước Calayan với tên khoa học là Gallirallus calayanensis.

Loài chim mới có kích thước bằng một con quạ được tìm thấy trên hòn đảo Calayan phía bắc quần đảo Philipines, cách bờ biển 40 dặm.

"Loài gà nước Calayan là họ hàng của loài gà gô đỏ quen thuộc trên khắp thế giới, với mỏ và chân màu đỏ sáng tương phản với bộ lông màu đen” Tổ chức chim quốc tế nói.” Nhưng không giống như người họ hàng quen thuộc của mình, loài gà nước Calayan không biết bay hay gần như vậy, và được tìm thấy trên một hòn đảo chỉ sau khi nó đã được đặt tên”. Hàng năm, có 1 hoặc 2 loài chim mới được phát hiện, nhưng bản chất không biết bay của loài gà nước này cùng với địa điểm không khám phá đã khiến chúng đặc biệt thú vị. “Loài gà này là ngoại lệ vì chúng không bay được và không một nhà điểu học nào tìm thấy hòn đảo này kể từ năm 1903” Tiến sĩ Richard Thomas trả lời điện thoại của Reuteurs từ trụ sở của Birdlife International tại Anh quốc.

Genevieve Broad, nhà sinh vật học và là một trong những người dẫn đầu đoàn thám hiểm Philipine-Anh cho rằng sự cách ly đã bảo vệ loài chim quý khỏi sự xâm phạm của con người.Theo bà: “Hòn đảo có diện tích 186 km2 (72 dặm vuông) và chỉ có 8 500 cư dân sống tập trung ở phía Nam. Chỉ có một số ít người sống ở giữa đảo (nơi loài chim quý được tìm thấy) vì ở đây không có đường giao thông”.

Sự cách ly đã dẫn tới quá khứ thảm khốc của những loài chim không biết bay. Nhiều loài chim không bay tiến hoá triên những hòn đảo xa xôi không có vật dữ đã trở thành những loài được các nhà sinh vật học gọi là “khờ dại về mặt sinh thái”- tức là chúng không có khả năng nhận diện sự nguy hiểm của các động vật khác. Vì vậy, khi con người lần đầu tiên đặt chân lên những hòn đảo nhỏ trong quá khứ, họ đã nhận thấy rằng các loài chim không bay là nguồn protein dễ khai thác và đã tiêu diệt hết chim không bay. Loài chim dodo của hòn đảo Maritus thuộc Ấn Độ Dương là ví dụ nổi tiếng nhất.

Phần lớn trong số 22 loài gà nước đã bị tuyệt chủng từ năm 1600 đến nay đều là chim không biết bay. 18 trong số 20 loài chim không bay hiện đang tồn tại được coi là bị đe doạ.


(Ảnh: lakbaypilipinas)

Theo Sinh học Việt Nam
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video