Loài chuồn chuồn mất ba đời để di cư 1.600km hàng năm

Với đôi cánh chỉ dài 7cm, chuồn chuồn xanh bay hàng nghìn kilomet mỗi năm qua nhiều thế hệ.


Chuồn chuồn xanh Darner. (Ảnh: MNN).

Nghiên cứu xuất bản hôm 19/12/2018 trên tạp chí Biology Letters lần đầu tiên hé lộ hành trình di cư của chuồn chuồn xanh Darner, theo Mother Nature Network. Các nhà nghiên cứu phát hiện quãng đường di cư của loài chuồn chuồn này rất dài và phức tạp, chịu ảnh hưởng chủ yếu từ nhiệt độ và liên quan tới ít nhất ba thế hệ.

Thế hệ đầu tiên bắt đầu chuyến bay vào mùa xuân, di chuyển về phương bắc, đẻ trứng và chết. Những quả trứng nở và thế hệ thứ hai bay về phương nam vào mùa thu, nơi chúng tiếp tục sinh sản và kết thúc vòng đời. Cuối cùng, thế hệ thứ ba quay trở lại phương bắc vào mùa xuân năm sau, hoàn thành hành trình di cư khép kín.

"Do thời gian di cư cũng như sự phát triển của trứng và ấu trùng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, hiện tượng biến đổi khí hậu có thể dẫn tới những thay đổi cơ bản ở loài chuồn chuồn này và những loài côn trùng di cư tương tự. Chúng tôi nhận thấy chuồn chuồn di cư về phương bắc sớm hơn và ở lại muộn hơn vào mùa thu. Điều này có thể biến đổi hoàn toàn đặc điểm sinh học và vòng đời của chúng. Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với mọi loài di cư", Michael Hallworth, nhà nghiên cứu ở Trung tâm chim di cư Smithsonia, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Cập nhật: 01/03/2019 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video