Loài gián đang hình thành những đột biến giúp chúng kháng lại thuốc xịt côn trùng

Hàng triệu người trên thế giới đang gặp phải vấn đề về sự xâm nhập và rắc rối do loài gián gây ra. Có lý do chính đáng giải thích cho sự khó khăn trong việc kiểm soát là bởi loài gián đang dần hình thành các đột biến giúp chúng thích nghi tốt hơn.

Một cơ sở dữ liệu cho thấy loài gián, đặc biệt là một số quần thể gián Đức đã phát triển khả năng kháng thuốc trừ sâu, về cơ bản làm cho hóa chất trở nên vô dụng với chúng. Tại khu dân cư phía nam California, kết quả nghiên cứu cho thấy loài này có thể sống sót sau khi tiếp xúc với 5 loại thuốc trừ sâu.

Trưởng nhóm nghiên cứu Chow-Yang Lee, giáo sư côn trùng học đô thị tại Đại học California cho biết đó là điều đáng lo ngại vì sự xâm nhập nghiêm trọng của gián có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như hen suyễn hoặc dị ứng.


Gián xâm nhập vào các gia đình.

Ít nhất 11 chất gây dị ứng khác nhau có liên quan đến loài gián Đức, vi khuẩn này cũng có thể lây lan như vi khuẩn Salmonella. Tóm lại, loài gián có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của một người.

Đúng như danh tiếng đáng sợ của chúng, trong số hơn 4500 loài gián được biết đến, chỉ có loài gián Đức được biết là có khả năng kháng thuốc trừ sâu.

Sử dụng máy hút bụi và bẫy, Lee và các đồng nghiệp của ông đã thu thập hàng trăm con gián từ các khu nhà công cộng xung quanh Los Angeles, San Diego, Vista và San Jose. Do người dân ở những khu vực này thường không có khả năng thuê các dịch vụ diệt trừ chuyên nghiệp nên họ có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều thuốc trừ sâu mua ở cửa hàng.

Điều này tạo ra một vòng lặp luẩn quẩn. Người dân càng xịt nhiều thuốc, lũ gián càng có điều kiện để thích nghi và tăng cường khả năng sinh tồn. Điều này đã được chứng minh sau các thí nghiệm của nhóm giáo sư Lee.


Loài gián Đức được sử dụng trong thí nghiệm của giáo sư Lee.

Những con gián lồng kính chưa từng "lăn lộn trường đời" sẽ chết rất nhanh khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu.

Trong khi đó, những con gián bắt được ở bên ngoài cũng được mang trở lại phòng thí nghiệm và cho tiếp xúc với sáu loại thuốc trừ sâu phổ biến trên thị trường. Hầu hết những con gián này đều sống sót và phục hồi lại bình thường trong thời gian hơn hai tuần.

Chỉ có một trong số sáu loại thuốc trừ sâu có tên abamectin tỏ ra hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, sau khoảng gần một năm, những con gián đã dần biến đổi cơ thể. Kết quả, thế hệ con cháu sinh ra của chúng lại có khả năng kháng lại abamectin tốt hơn thế hệ trước.

Như vậy, tiếp xúc nhiều hơn với thuốc trừ sâu sẽ tạo ra cơ hội sinh tồn lớn hơn cho những con gián. Chúng thích nghi, biến đổi và sinh sản, tạo ra các thế hệ gián về sau mang trong mình khả năng kháng thuốc. Giáo sư Lee gọi đây là một vòng lặp không bao giờ kết thúc.

Bên cạnh đó, con người cũng có thể bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nhà. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, dư lượng thuốc trừ sâu trong nhà có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cũng như làm tăng nguy cơ ung thư.


Giáo sư Lee đưa ra lời khuyên về việc sống chung với loài gián.

Do đó, giáo sư Lee đưa ra lời khuyên không nên lạm dụng thuốc trừ sâu. Thay vào đó hãy giữ nhà cửa được sạch sẽ và khô ráo. Gián đặc biệt bị thu hút bởi thức ăn của thú cưng, điều quan trọng là phải bảo quản các thực phẩm này trong hộp kín khi không sử dụng.

Giáo sư Lee cũng đề nghị tìm hiểu thêm về các loài gián hoang dã, nhiều loài trong số chúng đóng vai trò có lợi cho môi trường. Chúng có thể hoạt động như những sinh vật giúp phân hủy lá cây trên tầng rừng nhiệt đới. Một số thậm chí còn giúp thụ phấn cho hoa.

Hơn nữa, một số loài gián thực sự có thể giúp ích cho con người. Do sống ở những nơi bẩn thỉu, cơ thể gián chứa các phân tử có thể tiêu diệt ngay cả những vi khuẩn khó khăn nhất. Nghiên cứu cách thức hoạt động của quá trình này có thể giúp các nhà khoa học tìm ra cách chống lại tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở người - một mối lo lớn của ngành khoa học hiện đại.

Cập nhật: 09/05/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video