Loài giáp xác có độc

Các nhà động vật học người Anh lần đầu phát hiện được loài giáp xác có nọc độc sống tại các hang động dưới nước.

Loài giáp xác remipede có hình dáng giống như những con rết được các nhà khoa học phát hiện sống ở các hang động dưới nước thuộc vùng biển Caribbean, quần đảo Canary và khu vực tây Australia. Chúng có khả năng hóa lỏng con mồi, thường là các loài giáp xác khác, bằng một hợp chất lỏng tương tự như nọc độc rắn chuông.


Chất độc cơ thể có thể giúp loài giáp xác không mắt tìm được con mồi một cách dễ dàng. (Ảnh: Natural History Museum)

Chất độc của loài giáp xác là một hợp chất độc gồm enzyme và chất làm tê liệt, có thể phá vỡ các mô của cơ thể và remipede sẽ hút chất lỏng từ bộ xương ngoài của con mồi làm thức ăn. Các nhà khoa học cho biết, thói quen ăn con mồi và sử dụng nọc độc của loài giáp xác tương tự như loài nhện.

Tuy nhiên, sự tiêu hóa con mồi của remipede là độc nhất trong số các loài động vật giáp xác. "Vì không có mắt, nên nọc độc của remipede giúp chúng thích nghi với môi trường sống trong hang động nghèo dinh dưỡng", BBC dẫn lời nhà nghiên cứu Ronald Jenner, thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, cho biết.

Động vật giáp xác bao gồm tôm, nhuyễn thể, tôm hùm và cua, thuộc ngành động vật chân đốt. Nọc độc đặc biệt phổ biến ở ba trong số 4 nhóm thuộc ngành chân đốt ví dụ như côn trùng. Loài giáp xác mới được phát hiện là một trường hợp ngoại lệ.

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video