Loài kiến toàn kiến cái

Người ta thường cho rằng ở côn trùng, các con chúa thường chỉ sinh sản khi cần thiết. Lúc đó, cả một bầy các con đực đua nhau thụ tinh cho con chúa. Nhưng gần đây, các nhà khoa học Mỹ và Braxin nhận thấy ở loài kiến Mycocepurus smithii lại sinh sản mà không cần thụ tinh nên giống đực là “đồ bỏ đi” và hoàn toàn không tồn tại.

Phát hiện loài kiến toàn kiến cái

"Các loài vật phi giới tính (asexual) rất hiếm hoi nên đây là một hiện tượng rất thú vị để nghiên cứu”, nhà sinh học Christian Rabelling, Trường ĐH Texas ở Austin (Hoa Kỳ) nói, “Các loài phi giới tính không bị trộn lẫn các gen thông qua sự tái tổ hợp, nên ở chúng không xảy ra những đột biến có hại và có thể dẫn đến tuyệt chủng. Nói chung, chúng rất ổn định trong quá trình tiến hóa”.


Kiến Mycocepurus smithii. (Ảnh: nationalgeographic.com)

Những nghiên cứu về kiến M. smithii đều cho thấy chúng phi giới tính nên người ta đã phải kiểm tra lại thật thận trọng những tiêu bản kiến đực tìm thấy ở Braxin vào những năm 1960 thường được ghi nhận là kiến M. smithii và đã phát hiện thực ra các tiêu bản đó thuộc một loài khác rất gần gũi là kiến trồng nấm Mycocepurus obsoletus.

Rabelling cũng làm phẫu tích những con kiến chúa sinh sản thuộc loài M. smithii tại Braxin và nhận thấy rằng cơ quan chứa tinh trùng của chúng hoàn toàn rỗng. Kết hợp với những nghiên cứu trước đây về các loài kiến, Rabelling và đồng nghiệp đã kết luận loài này thực sự là phi giới tính.

Ông cũng cho biết ông đang dùng các chất đánh dấu di truyền để nghiên cứu sự tiến hóa và phân loại học các loại kiến trồng nấm và điều này sẽ giúp ông xác định được niên đại xuất hiện hình thức sinh sản phi giới tính.

Sinh sản vô tính (không cần giao phối) là hiện tượng khá phổ biến trong thế giới kiến, nhưng đây là lần đầu tiên giới khoa học tìm thấy một loài không có cá thể đực. Một số loài kiến vẫn tạo ra con đực từ trứng không được thụ tinh, song “sản xuất” cá thể cái từ những quả trứng như vậy là chuyện cực hiếm.

“Sinh sản hữu tính (có giao phối) lại mang tới nhiều lợi ích to lớn cho thế hệ sau nhờ sự kết hợp giữa các gene. Nguồn gene của bạn càng đa dạng thì bạn càng dễ chống chọi với bệnh tật và các loài ký sinh. Trong một tổ kiến sinh sản vô tính, nếu một cá thể bị ký sinh trùng tấn công, toàn bộ thành viên trong tổ cũng sẽ nhiễm bệnh. Nếu bạn được tạo ra bằng phương pháp đó, bạn sẽ không thể sống lâu”, Laurent Keller, một chuyên gia về côn trùng của Đại học of Lausanne (Mỹ), giải thích.

Giáo sư Keller cũng chỉ ra rằng các loài côn trùng xã hội, như kiến, có thể nhanh chóng thích nghi với kiểu sinh sản vô tính vì nó cho phép kiến chúa kiểm soát giới tính của toàn bộ “thần dân” trong đàn.

Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video