Loài ký sinh trùng đáng sợ “ép” vật chủ tự mọc thêm chân

Được mệnh danh là loài ký sinh trùng tàn độc nhất thế giới, Ribeiroia bắt vật chủ của mình phải thay hình đổi dạng để phục vụ cho mục đích sinh tồn của chúng.

Khi khu vực miền tây nước Mỹ bắt đầu xuất hiện một số lượng lớn các cá thể lưỡng cư biến dị bất thường, các nhà khoa học hoài nghi liệu đây có phải đột biến thông thường hay do tác nhân nào khác.


Những con ếch xuất hiện biến dị bất thường. (ảnh: Wikipedia).

Tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học tìm ra thủ phạm của các biến dị này là một loài giun dẹt có tên Ribeiroia ondatrae.

Ribeiroia có vòng đời sinh trưởng rất phức tạp và chúng liên tục thay đổi vật chủ trong suốt quãng đời của mình.

Vòng đời của chúng bắt đầu trong cơ thể của loài ốc sừng vô cùng phổ biến ở vùng đầm lầy miền Tây nước Mỹ. Tá túc trong cơ thể của con sên, loài ký sinh trùng tự nhân bản vô tính thành các phôi bào và hút chất dinh dưỡng của vật chủ để phát triển. Khi đã đạt được kích thước cơ thể phù hợp, loài ký sinh “lừa” vật chủ rằng chúng chính là phôi của con sên, ép con sên giải phóng chúng ra ngoài tự nhiên.

Sau khi được phát tán, ấu trùng của Ribeiroia bắt đầu đi tìm vật chủ mới của mình - nòng nọc. Một khi đã tiếp cận và xâm nhập các con nòng nọc con, loài ký sinh bắt đầu thực hiện “kế hoạch” tàn bạo của mình.

Ngay khi làm quen với môi trường sống bên trong con nòng nọc, loài ký sinh trùng sẽ tìm đến bộ phận phụ trách quá trình biến đổi của con nòng nọc và học cách điều khiển bộ phận đó.

Những con nòng nọc bị nhiễm Ribeiroia sẽ không thể trưởng thành như đồng loại bình thường. Chúng sẽ mọc thêm hoặc tiêu biến các bộ phận cơ thể, chủ yếu là chân. Các đột biến này sẽ cản trở khả năng cử động và di chuyển vật chủ.


Những con ếch bị ký sinh là con mồi tiềm năng cho thú săn mồi. (ảnh: Tumblr).

Với hình dạng cơ thể đặc biệt, dễ phát hiện, di chuyển hạn chế, những con ếch/cóc nhiễm giun chính là con mồi tiềm năng của các loài chim ăn thịt. Vậy mục đích của việc thay đổi cơ chế sinh học của các loài lưỡng cư là để vật chủ của mình bị ăn thịt và Ribeiroia tiếp tục thay đổi vật chủ mới.

Một khi “kế hoạch” hoàn thành, loài ký sinh sẽ dành phần đời còn lại trong bụng của những con chim. Tại đây chúng tiếp tục phân bào vô tính để sản sinh ra các thế hệ mới. Cư ngụ trong ruột của vật chủ, những con ký sinh trùng con đợi chờ ngày được phân tán ra ngoài tự nhiên thông qua chất thải của con chim.


Vòng đời của ký sinh trùng Ribeiroia.

Vòng đời của loài giun dẹt tiếp tục tiếp diễn khi những con ốc sên ăn phải chất thải chứa ký sinh trùng của những con chim kia.

Cập nhật: 02/03/2019 Theo NĐT
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video