Loài nhện kịch độc "Góa phụ đen" đang di cư dần sang Bắc Mỹ ​

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí PLoS One, các nhà khoa học cho biết loài nhện kịch độc (hay còn gọi là nhện Góa phụ đen) đang di chuyển xa hơn về Bắc Mỹ do ở đó có nhiệt độ thích hợp hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong khoảng nửa thế kỷ qua, loài nhện này đã được tìm thấy nhiều hơn ở Bắc Mỹ và phạm vi sinh sống của loài nhện kịch độc có khả năng gây chết người này đã tăng thêm khoảng 45km.

Một trong nhiều tác động của biến đổi khí hậu là sự chuyển đổi dần dần các vùng lãnh thổ của một số loài. Hầu hết các loài động vật đều có ngưỡng nhiệt độ nhất định mà khi vượt quá chúng sẽ không thể tồn tại, nhưng khi nhiệt độ trung bình của Trái Đất tiếp tục ngày một tăng lên, những con vật này có thể bị tống khứ hoặc phải dạt tới những khu vực trước đây đã từng quá nóng hoặc quá lạnh.

Để xác định phạm vi hoạt động thực sự của loài nhện độc này, các nhà nghiên cứu đã thu thập nhiều dữ liệu từ các nhà quan sát khoa học chuyên nghiệp và cả từ các nhà khoa học không chuyên, những người hiện nay có khả năng đóng góp những khám phá của họ cho cộng đồng khoa học nhờ vào internet.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu tin rằng, bản đồ phân bố loài nhện đen này là chính xác nhất, và nó hơi khác một chút so với phạm vi được xác định trước đây.


Biến đổi khí hậu là sự chuyển đổi dần dần các vùng lãnh thổ của một số loài.

Phạm vi phân bố tại cực Bắc của loài nhện này giờ đây trải rộng ra các vùng lãnh thổ của Canada, các vùng trung tây tại Wisconsin, nước Mỹ, nơi mà trước đây chưa từng thấy sự xuất hiện của nhện.

Đây tất nhiên không phải là ví dụ đầu tiên cho chúng ta đã thấy về sự biến đổi khí hậu nhân tạo khiến cho các loài di chuyển vào các khu vực hoàn toàn mới.

Năm ngoái, các nhà khoa học đã xuất bản một nghiên cứu cho thấy vấn đề không chỉ giới hạn ở động vật, mà kể các loài cây cũng đang có xu hướng di cư do sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng.

Nọc độc cực kỳ nguy hiểm của Góa phụ đen

Theo một số tài liệu khoa học, nhện Góa phụ đen được coi là loài nhện có nọc độc kinh khủng nhất thế giới. Sở dĩ nó được gọi là “góa phụ đen” do con cái thường giết chết con đực ngay sau khi “mặn nồng”. Ở loài này, con cái thường to gấp 2-3 lần con đực, nên có thể dễ dàng kết liễu con đực sau khi giao phối.

Loài nhện này trước kia sinh sống nhiều nhất ở Nam Mỹ hoặc Tây bán cầu.

Nọc độc của góa phụ đen cực kỳ nguy hiểm, mạnh gấp 15 lần rắn đuôi chuông. Chất độc latrotoxin từ vết cắn của chúng là chất độc thần kinh tương đối mạnh, gây ra nôn mửa, khó thở, mê sảng, liệt nửa người và co giật.

Nếu bạn bị cắn bởi một con nhện Góa phụ đen, bạn phải làm ngay lập tức làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước ở vùng da xung quanh vết cắn. Nếu vết cắn nằm trên cánh tay hoặc chân, buộc một băng ép chặt ngay phía trên vết cắn và nâng cao chi để giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự lây lan của nọc độc.

Đảm bảo rằng các băng không quá chặt làm cắt đứt lưu thông máu trong cánh tay hoặc chân của bạn. Sau đó,dùng một miếng vải chườm lạnh đắp lên.Cuối cùng, phải đi bệnh viện ngay vì việc điều trị vết cắn của loại nhện góa phụ đen có thể phải dùng thuốc đặc trị.

Dù cực kỳ nguy hại đối với con người nhưng vết cắn của nhện Góa phụ đen hiếm khi gây chết người nếu vết thương được điều trị y tế kịp thời. Chỉ có chưa đến 1% số người bị cắn tử vong. Tuy nhiên, đừng bao giờ chủ quan khi bạn vô tình gặp loài này.

Cập nhật: 20/08/2018 Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video