Loại nước đánh bay cholesterol, hạ đường huyết tự nhiên, giúp "cải lão hoàn đồng"

Công dụng của trà hoa đậu biếc

Loại nước có màu sắc lạ mắt này tốt cho tim mạch và trí não, hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết, chống lão hóa.

Hoa đậu biếc là loại hoa có màu xanh tím, xanh lam đậm, nguồn gốc từ cây thân leo, thân thảo, sống nhiều năm. Loại hoa này được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam để làm màu thực phẩm, pha các loại đồ uống, làm bánh,… Theo y học cổ truyền, hoa đậu biếc có thể được sử dụng để kiểm soát mồ hôi, lợi tiểu, giải độc cơ thể, lợi cho làn da.


Màu xanh từ loại trà này là do hàm lượng chất chống oxy hóa anthocyanin cao.

Đáng chú ý, sử dụng trà hoa đậu biếc thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Màu xanh từ loại trà này là do hàm lượng chất chống oxy hóa anthocyanin cao, được tìm thấy trong các loại trái cây và rau quả có màu xanh, tím khác. Loại trà này không chứa caffeine nên có thể uống chiều hoặc tối mà không lo mất ngủ, lưu ý không nên uống khi bụng đói.

Hạ huyết áp và cholesterol

Uống trà hoa đậu biếc được chứng minh giúp cải thiện huyết áp và mức cholesterol. Chiết xuất hoa đậu biếc làm giảm huyết áp nhờ đặc tính giãn mạch, tăng cường lưu lượng máu và ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông – nguyên nhân gây đột quỵ. Chất chống oxy hóa dồi dào trong loại trà này cũng ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường và một số loại ung thư.

Kiểm soát đường huyết

Anthocyanin trong trà đậu biếc giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ức chế enzyme tiêu hóa carb để làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường vào máu. Điều này giúp hạ đường huyết và mức insulin.

Nghiên cứu quy mô nhỏ ở người trưởng thành khỏe mạnh cho thấy chiết xuất đậu biếc làm giảm lượng đường trong máu 30 phút sau bữa ăn. Bệnh nhân tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên lạm dụng loại trà này để tránh tác dụng phụ. Liều dùng phù hợp là khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2g hoa khô, 1-2 ly trà cho mỗi ngày.


Hoa đậu biếc là loại hoa có màu xanh tím, xanh lam đậm, nguồn gốc từ cây thân leo...

Tăng cường sức khỏe não bộ

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng thường xuyên chiết xuất đậu biếc sẽ làm tăng mức độ acetylcholine trong não. Acetylcholine rất cần thiết để duy trì sức khỏe não bộ, giảm chứng mất trí nhớ liên quan đến tuổi tác và cải thiện trí nhớ.

Cải thiện làn da, chống lão hóa

Hoa đậu biếc rất giàu chất chống oxy hóa, có thể làm chậm quá trình lão hóa da, tăng sinh collagen, ngăn ngừa lão hóa sớm, cung cấp độ ẩm cho làn da cũng như cải thiện độ đàn hồi.

Kháng khuẩn và tăng cường miến dịch

Hoa đậu biếc chứa nhiều chất chống viêm, có thể ngăn ngừa sự tấn công của virus và nhiễm trùng. Nghiên cứu cho thấy trà đậu biếc có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, có liên quan nhiều đến khả năng tăng cường chức năng miễn dịch và bảo vệ đường tiêu hóa khỏi co thắt, buồn nôn, ợ hơi.

Ngoài ra loại nước này có khả năng hỗ trợ quá trình giải độc, loại bỏ chất thải có hại ra khỏi gan, nó hoạt động như thuốc nhuận tràng nhẹ và thuốc lợi tiểu tự nhiên. Trà hoa đậu biếc cũng hỗ trợ giảm viêm phế quản, cảm lạnh và ho.


 Loại nước này có khả năng hỗ trợ quá trình giải độc.

Lưu ý khi sử dụng trà hoa đậu biếc

Loại nước này tương đối an toàn nhưng người bị huyết áp thấp, đường huyết thấp không nên sử dụng để tránh gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn. Ngoài ra phụ nữ đang mang thai, trong kỳ kinh nguyệt, người dùng thuốc chống đông máu cũng không nên sử dụng. Người đang dùng thuốc điều trị bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho loại nước này vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Nhiệt độ thích hợp để pha trà là 75 độ, nên uống ngay khi vừa pha để giữ được chất dinh dưỡng. Bên cạnh việc sử dụng trà hoa đậu biếc, người muốn kiểm soát đường huyết nên kết hợp với chế độ ăn lành mạnh, ít đường tinh luyện và vận động thường xuyên để đạt hiệu quả ổn định lượng đường trong máu.

Cập nhật: 20/04/2024 ĐSPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video