Kiểu ăn kiêng thời thượng bất ngờ kìm hãm được ung thư phổi

Một kiểu ăn kiêng giảm béo phát huy tác dụng bất ngờ lên một loại ung thư hay gặp ở phổi và thực quản trong thí nghiệm của Đại học Texas ở Dallas (Mỹ).

Chế độ ăn kiêng Keto thời thượng trong tương lai có thể được áp dụng như một biện pháp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào vảy ở phổi hoặc thực quản, nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The National Library of Medicine cho biết.


Ăn kiêng kiểu Keto có thể tốt cho người ung thư biểu mô ở phổi hoặc thực quản - (ảnh minh họa từ internet)

Các tác giả đến từ Đại học Texas ở Dallas (Mỹ) đã tiến hành thí nghiệm trên chuột và phát hiện ra chế độ ăn Keto đã cắt giảm được thứ mà dạng ung thư này "ăn" – chính là đường glucose. Khi bị bệnh này, những người "hảo ngọt" sẽ gặp nguy bởi glucose giúp nuôi dưỡng căn bệnh phát triển mạnh mẽ hơn. Ngược lại, nếu giảm được lượng glucose nạp vào, căn bệnh có thể bị kìm hãm, diễn tiến chậm lại.

Như chúng ta đã biết, glucose không chỉ tồn tại trong bánh kẹo hay những ly nước ngọt mà còn có trong các món tinh bột mà bạn dùng trong bữa chính.

Kiểu ăn Keto lại là cách ăn kiêng cắt giảm hầu hết tinh bột trong khẩu phần, một kiểu ăn low-carbs cực kỳ nghiêm ngặt với carbohydrates chiếm chỉ 10% khẩu phần hàng ngày, chỉ bằng 1/5 lượng carbohydrates một người ăn uống cân bằng nạp vào. Thực phẩm nhóm bột – đường chính là thứ cung cấp carbohydrates.

Người ăn kiêng kiểu Keto ăn nhiều thịt, rau, các chất béo như sữa nguyên kem, bơ, các loại đậu, quả mọng...; không ăn ngũ cốc, đường và hầu hết các loại trái cây.

Tác dụng sức khỏe của ăn kiêng Keto gây nhiều ý kiến trái chiều bởi dù nó giúp giảm mỡ tốt, nhưng cũng có nghiên cứu từ Đại học British Columbia (Anh) cho thấy kiểu Keto 5:2 (ăn kiêng 5 ngày, "xả láng" 2 ngày) có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.

Tuy nhiên, với người đã bị ung thư biểu mô tế bào vảy ở phổi hay thực quản, nó là có lợi. "Điều chỉnh nồng độ glucose của vật chủ sẽ là một chiến lượng rất khác với việc cố gắng tiêu diệt tế bào ung thư trực tiếp. Tôi tin rằng đây là một phần của sự thay đổi mô hình điều trị ung thư. Chúng ta có thể điều khiển hệ thống sinh học của mình một chút hoặc kích hoạt thứ gì đó giúp chúng ta chống ung thư hiệu quả hơn" – tiến sĩ, trợ lý giáo sư Jung-Whan là Jay Kim, tác giả chính của nghiên cứu nói.

Cập nhật: 20/08/2019 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video