Loài quái vật gieo rắc nỗi kinh hoàng ở châu Phi

Một trong những quái vật nổi tiếng và gieo rắc nỗi kinh hoàng nhất với người dân châu Phi phải kể đến Mamlambo. Nó cũng giống như nhiều loài quái vật khác như Inkanyamba hay Dingonek luôn mập mờ giữa sự thật và huyền thoại.


Một vài mô tả cho thấy loài quái vật này khá giống các loài cá ăn thịt.

Những người châu Phi bản địa gọi Mamlambo là “kẻ ăn não”. Bởi lẽ, người ta cho rằng loài quái vật này tấn công và kéo các nạn nhân của nó xuống sông, thứ duy nhất mà nó ăn của nạn nhân chính là phần đầu và não.

Chính vì vậy, nó trở thành nỗi ám ảnh, khủng bố tinh thần những cư dân dọc theo sông Mzintlava ở Lesotho và Nam Phi.

Theo những nhân chứng kể lại, loài quái vật này dài tới 2m với chân ngắn và chiếc đuôi dài. Phần thân trên của nó giống với cá sấu trong khi phần đầu có một vài đặc điểm giống với loài ngựa.


Theo nhiều người khác, loài quái vật này giống như lai giữa ngựa và cá sấu.

Từng có người cho rằng, loài này có thể phát quang sinh học, nghĩa là phát ra ánh sáng giống một vài loài sứa trong đêm tối. Một số người khác thì cho rằng, chúng sở hữu đôi mắt có màu xanh lục.

Lần gần nhất có báo cáo về việc nhìn thấy loài quái vật châu Phi này là vào tháng 4/1997 ở gần ngôi làng Lubaleko trên sông Mzintlava của Nam Phi.

Những hình ảnh về loài này cũng rất hiếm hoi nên đến giờ xung quanh nó vẫn bao phủ một tấm màn bí mật với không ít những điều mơ hồ. Với người dân châu Phi bản địa, nó vẫn là một nỗi ám ảnh khó có thể xoá đi ở hiện tại.

Cập nhật: 27/07/2021 Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video