Theo các nhà nghiên cứu Philip Matthews và Roger Seymour thuộc trường Đại học Adelaide (Ốtxtrâylia) trên tạp chí Nature, loài rệp nước bơm một bọng khí trên bề mặt trước khi lặn xuống và điều chỉnh thể tích của bọng khí này để giữ vững tư thế dưới nước.
Các nhà nghiên cứu cho biết các loài côn trùng nước khác dùng bọng khí để lặn. Các bọng khí này hoạt động như mang cá thu hồi ôxy tan trong nước khiến khả năng lặn của chúng bị hạn chế. Chúng thường nổi trên bề mặt hoặc bám vào các vật chìm dưới nước.
Loài rệp nước được thuận lợi hơn là chúng vận chuyển ôxy nhờ huyết cầu tố - cũng như những người thợ lặn. Khi đặt con rệp nước trên một chiếc cân điện tử cực nhạy, hai nhà nghiên cứu trên đã đo được những thay đổi áp suất trong bọng khí của nó. Họ kết luận rằng loài rệp nước thở trong bọng khí khi lặn dưới nước. Huyết cầu tố của chúng đã bão hòa ôxy. Một khi ở dưới nước, rệp nước thu hồi ôxy cần thiết để được nổi lưng chừng và giữ tư thế thăng bằng.