Loài sâu kỳ lạ có 5 đầu xếp chồng lên nhau

Loài sâu giữ lại phần vỏ của những lần lột xác, giúp nó ngụy trang, thoát nạn khi săn mồi.

Một trong số đó là Uraba lugens (tên tiếng Anh là gum-leaf skeletoniser). Theo CNET, đây là loài sâu bướm (caterpillar) thường được tìm thấy tại Australia và New Zealand, chuyên ăn cánh và gân lá bạch đàn, chiều dài khoảng 2 cm.


Hình ảnh sâu bướm Uraba Lugens có 5 cái đầu, trong đó 4 cái phía trên được lưu giữ sau những lần thoát xác. (Ảnh: Cover Images).

Thay vì trở thành những con bướm đầy màu sắc, Uraba lugens khi trưởng thành sẽ thoát xác thành bướm đêm (moth).

Điều đặc biệt của Uraba Lugens chính là "cái nón" được tạo ra từ đầu của chính nó - những cái đầu cũ trong quá trình lột xác. Bằng một cách nào đó, chúng được sắp xếp rất khoa học, cao như một chiếc nón.

Đó là lý do loài sâu bướm này còn có biệt danh là mad hatterpilla, theo tên nhân vật Mad Hatter trong truyện cổ tích Alice ở xứ sở thần tiên của tác giả Lewis Carroll.


Những cái đầu giả này giúp sâu bướm phòng thân trước các loài côn trùng khác. (Ảnh: Cover Images).

Do xương ngoài của sâu bướm rất chắc, chúng cần lột bỏ bộ da cũ để phát triển da mới. Uraba Lugens có thể lột xác đến 13 lần, sau đó nhả tơ tạo kén rồi cho cơ thể vào trong trước khi thoát xác thành bướm đêm.

Trong quá trình lột xác, vì nguyên nhân nào đó mà Uraba Lugens vẫn giữ cái đầu cũ, xếp chồng lên cái mới bắt đầu từ lần lột xác thứ 4, kích thước lớn hơn cái đầu giữ lại trong lần lột xác trước.

Khi lột xác xong, chúng như một con vật có nhiều đầu, nhưng thực chất chỉ có cái đầu dưới cùng là hoạt động mà thôi.


Khi trưởng thành, Uraba lugens sẽ trở thành bướm đêm (moth). (Ảnh: Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp New Zealand).

Tuy nhiên, "chiếc nón" ấy không hề vô dụng. Nó giúp Uraba lugens phòng thân trước các loài săn mồi khác. Ví dụ, nếu đang ăn lá bạch đàn rồi bị chim hay thằn lằn tấn công, Uraba lugens chỉ bị ăn phần nón gồm những cái đầu giả, vừa bảo toàn tính mạng vừa có thời gian thoát thân.

Dù có ngoại hình thú vị, Uraba lugens lại là kẻ thù của nông dân tại Australia và New Zealand. Theo CNET, chúng thường gặm nhấm, phá hoại các khu rừng tự nhiên có cây bạch đàn và một số loài cây khác.

Cập nhật: 01/08/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video