Loài thằn lằn có máu màu xanh lục và cực độc

Máu màu xanh là máu có độc, không loài sinh vật nào chịu đựng được điều đó. Vậy thì tại sao loài thằn lằn này lại tiến hóa như thế?

Những con rắn, ếch nhái hay thằn lằn bò sát chúng ta thường nhìn thấy luôn có máu màu đỏ. Nhưng bạn biết không, hóa ra trên đời này có những con thằn lằn chứa máu màu xanh - mà còn hẳn là xanh lục (xanh lá cây), giống y như trong phim viễn tưởng của Hollywood vậy.

Thật vậy! Tại một hòn đảo trên Thái Bình Dương gần New Guinea, các chuyên gia từ ĐH Louisiana (Mỹ) đã thử nghiên cứu một loài thằn lằn máu xanh sống ở đây. Chúng thuộc nhóm Prasinohaema (tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "lục huyết"), và các học giả trước kia cho rằng dường như chúng được tiến hóa từ chung một tổ tiên.


Loài thằn lằn có máu màu xanh.

Có tổng cộng 6 loài thằn lằn mang sở hữu lục huyết, dù máu của chúng có phần khác biệt, đi từ đậm đến nhạt. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra rằng hóa ra cả 6 loài này đến từ các nhánh thằn lằn riêng, trong đó ít nhất 4 lần tiến hóa từ các loài thằn lằn có máu màu đỏ.

Được biết, màu đỏ của máu là do hemoglobin với thành phần của sắt. Nhưng ở các loài này, màu sắc được thay thế bởi phân tử mang tên biliverdin. Biliverdin là sắc tố thường xuất hiện trong mật xanh, và sẽ gây độc nếu tích đủ liều lượng. Làn da sẽ tái xanh, xuất hiện bầm tím, và cơ thể khó lòng phát triển bình thường được.

Nói cách khác, máu xanh lục là máu có độc. Chính vì vậy, việc các loài thằn lằn này sở hữu màu máu này là điều thực sự khó hiểu, chưa tính đến chuyện mất đến 4 lần tiến hóa để có được nó. Đáng ra chúng phải chết, nhưng sự thật thì không.


Máu xanh lục là máu có độc.

Zachary Rodiguez - tác giả nghiên cứu cho rằng có thể màu máu này đem lại một số lợi điểm cho thằn lằn, như hạn chế bớt các gốc tự do trong máu, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Trên thực tế, một số loài cá, côn trùng và lưỡng cư cũng có mật độ biliverdin khá cao, và đều cho lợi điểm như vậy.

"Dù có nồng độ biliverdin cao nhất trong thế giới động vật, nhưng dường như chúng cũng tiến hóa để có khả năng kháng lại độc tố ấy" - Rodiguez cho biết.

Cũng theo ông, đây là một khám phá hết sức thú vị. Bởi vì biliverdin trong cơ thể người đã được ghi nhận có thể giết chết ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Nếu hiểu rõ hơn về loài thằn lằn này, chúng ta có khả năng ngăn chặn vĩnh viễn căn bệnh đã từng giết hàng triệu người trên thế giới.

Cập nhật: 21/05/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video