Loại thịt nên ăn và tránh khi mắc bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể chọn ức gà, thịt nạc từ lợn, bò vì ít làm tăng đường huyết, nên hạn chế các loại nhiều da và mỡ.

Người bệnh tiểu đường ăn thịt nạc giúp hạn chế nạp chất béo không tốt vào cơ thể. Hiệp hội Tiểu đường và Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ khuyến nghị người bệnh nên chọn thịt dựa trên hàm lượng protein, chất béo và calo.

Một số loại thịt có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và calo cao, có thể làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến tăng cân, khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn.

Nên chọn

Thịt nạc

Một khẩu phần (28 g) thịt nạc các loại thường chứa khoảng 7 g protein, song lượng chất béo và calo khác nhau. Cụ thể, 28 g ức gà chứa 1 g chất béo và 35 calo, được xếp vào nhóm thịt rất nạc.

28 g thịt nạc gồm phần thăn bò, sườn bò, thịt nạc nai, thịt mông lợn, phần nạc lợn, có 3 g chất béo và 55 calo. Tương tự, thịt gà, gà tây, ngỗng (phần không có da) cũng chứa lượng chất béo và calo tương tự trong mỗi khẩu phần.

Người tiểu đường có thể ưu tiên chọn các nhóm thịt này trong thực đơn mỗi ngày nhưng không nên quá 400 g mỗi tuần.

Thịt mỡ vừa

Thịt mỡ vừa hay thịt có chất béo trung bình chứa 5 g chất béo và 75 calo trong mỗi khẩu phần. Mọi người nên ăn khẩu phần ít hơn so với các loại thịt nạc, khoảng 300 g mỗi tuần. Ưu tiên kết hợp nhiều rau xanh, củ quả, hạn chế ăn quá nhiều cùng lúc. Các loại thịt có chất béo trung bình gồm thịt bò xay, bò bít tết, thăn bò, cốt lết và sườn lợn, thịt cừu nướng, gia cầm có da, gà tây xay, vịt hoặc ngỗng nuôi có da.

Khi chế biến chúng nên hạn chế tẩm ướp gia vị, chất phụ gia. Kết hợp với rau, củ quả khi ăn góp phần giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.


Sườn lợn có lượng mỡ vừa phải và khoảng 75 calo trong mỗi khẩu phần ăn. (Ảnh: Anh Chi).

Nên tránh

Các loại thịt giàu chất béo thường chứa 8 g chất béo và 100 calo trong mỗi khẩu phần. Người bệnh tiểu đường nên tránh thịt mỡ vì chứa nhiều chất béo, không ăn phần da và cổ vì nhiều mỡ. Hạn chế thịt chế biến sẵn như dăm bông, xúc xích, lạp xưởng, các loại chả làm từ thịt xay. Thịt chế biến sẵn dễ gây ra phản ứng viêm trong cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Thịt nguội thường chứa nhiều natri và các chất phụ gia, bao gồm cả nitrat. Nitrat có thể cản trở sản xuất insulin bình thường, thúc đẩy tình trạng kháng insulin trong cơ thể. Lượng thịt nên ăn mỗi ngày thay đổi tùy theo các yếu tố như tuổi tác, kích thước cơ thể và mức độ hoạt động.

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), người tiểu đường nên ưu tiên thực phẩm giàu protein và thay thế một số loại thịt, gia cầm bằng nguồn protein thực vật và cá. Cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, động vật có vỏ gồm cua, tôm, sò điệp, có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.

Một số lựa chọn giàu protein khác có thể thay thế thịt như các loại đậu và hạt, đậu phụ, các sản phẩm từ đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt... Chúng góp phần đáp ứng nhu cầu protein, giúp giảm mức HbA1c (đường huyết trung bình trong ba tháng), quản lý cân nặng ổn định, cân bằng cholesterol.

Cập nhật: 07/08/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video