Loài thú đầu tiên bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang càn quét nhiều loài sinh vật, đẩy chúng đến bến bờ diệt vong.

Quá trình biến đổi khí hậu hiện nay gây hậu quả lớn đến thế nào, chắc nhiều người đã biết. Trái đất nóng lên, mực nước biển thay đổi, môi trường sống bị hủy hoại... tất cả đang gây xáo trộn đời sống của sinh vật, đẩy nhiều loài đến con đường diệt vong.

Tuy nhiên, các sinh vật tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu hiện nay mới chỉ có chim chóc, côn trùng và các loài thuỷ sinh vật, chứ chưa có loài thú nào. Nhưng mới đây, các nhà khoa học đã xác định được trường hợp thú tuyệt chủng đầu tiên, và đáng chú ý hơn đó lại là một loài chuột - một trong những sinh vật có khả năng thích nghi khủng khiếp nhất hành tinh.


Chuột Bramble Cay Melomys - loài thú có vú đầu tiên bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu.

Cụ thể, đó là loài chuột Bramble Cay Melomys - một loài thú thuộc họ gặm nhấm, có kích cỡ tương đồng với những con chuột đồng cơ nhỏ. Chúng là loài thú bản địa duy nhất quanh khu vực rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier, tại một hòn đảo giữa Queensland (Úc) và Papua New Guinea.

Loài chuột này từng rất đông và... hung hãn vào những năm 70 của thế kỷ trước. Nhưng chỉ vài thập kỷ sau đó, chúng đã bị liệt vào danh sách những loài thú đang gặp nguy hiểm.

Đến năm 2014, các chuyên gia đã thực hiện khảo sát trên toàn hòn đảo, bằng cách sử dụng bẫy, máy quay nhằm xác định số lượng chuột Bramble Cay trên đảo. Để rồi cuối cùng sau 2 năm, họ buộc phải đưa ra kết luận rằng loài chuột này đã chính thức tuyệt chủng.

Theo Luke Leung - chuyên gia thuộc ĐH Queensland (Úc), đồng tác giả nghiên cứu: "Chúng ta có thể khẳng định Úc đã mất thêm một loài thú nữa với một sự tự tin đáng kể. Nguyên nhân chính gây ra sự diệt vong của chuột Bramble Cay là do sự thay đổi về thuỷ triều và mực nước biển đang dần nhấn chìm hòn đảo".

Sự thay đổi mực nước biển là một trong những nguyên nhân chính góp phần hủy diệt đời sống của những sinh vật nhỏ. Tính đến tháng 3/2014, khu vực có thể sinh sống trên đảo đã thu hẹp đến mức kỷ lục. Các khu vực để loài chuột có thể trú ẩn, như hang đá, kẽ đá... dần biến mất.

Đất liền bị thu hẹp cũng khiến lượng thức ăn trở nên kham hiếm. Loài chuột này vốn chỉ ăn thực vật, nay còn phải cạnh tranh cùng rùa và chim biển. Và hệ quả thì ai cũng thấy rồi đó, Trái đất lại mất đi một loài thú nữa.


Rạn san hô Great Barrier Reef đang bị nhuộm trắng vì axit trong nước biển tăng cao.

Nhưng không dừng lại ở đó, các chuyên gia tin rằng sự tuyệt chủng này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Sự thật là biến đổi khí hậu đang khiến thế giới sinh vật trên toàn cầu phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo một báo cáo từ năm 2015, sẽ có ít nhất 1/6 loài sinh vật trên Trái đất phải đối mặt với thảm hoạ tuyệt chủng vì điều này.


San hô cũng đang trên bờ tuyệt chủng.

John White - nhà sinh thái học từ ĐH Deakin (Úc) chia sẻ: "Về cơ bản, biến đổi khí hậu và sự tuyển chủng của sinh vật vốn gắn liền với nhau trong suốt chiều dài lịch sử. Vì thế đây là có thể loài thú đầu tiên tuyệt chủng, nhưng chắc chắn không phải loài cuối cùng".

Cập nhật: 20/06/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video