Loạt tình tiết khó tin trong các phim khoa học viễn tưởng

Nhiều đạo diễn cố tình ngó lơ các kiến thức khoa học căn bản để tạo ra nút thắt bất ngờ cho “đứa con tinh thần” của mình.


Hồi sinh khủng long từ muỗi trong Jurassic Park (1993):
Ý tưởng của loạt phim Jurassic Park xoay quanh việc những con muỗi từng hút máu khủng long vướng vào nhựa thông rồi hóa thành hổ phách. Nhờ thu thập ADN được bảo quản tự nhiên, John Hammond (Richard Attenborough) có thể hồi sinh loài sinh vật thời tiền sử. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tính ra rằng chu kỳ bán rã của ADN là 521 năm. Do đó, với niên đại lên đến hàng triệu năm, máu từ những viên hổ phách sẽ không còn giá trị gene. Trong khi đó, việc nhân bản vô tính đòi hỏi bộ gene nguyên thủy của sinh vật.


Trái đất bị nhấn chìm trong Waterworld (1995):
Dự án đắt đỏ của đạo diễn Kevin Reynolds được kỳ vọng sẽ “nhấn chìm cả thế giới”, nhưng cuối cùng trở thành “bom xịt” do quá trình thực hiện kéo dài khiến kinh phí bị tăng cao. Trên thực tế, ý tưởng cả Trái Đất ngập trong biển nước cũng chẳng hề chính xác. Nếu băng ở cả hai cực đều tan chảy, các vùng đất ở ven biển hẳn sẽ biến mất. Song, hầu hết diện tích đất liền hiện nay vẫn sẽ nằm trên mực nước biển mới. Ý tưởng sai lầm sau này lại được Hollywood khai thác trong tác phẩm tận thế 2012 (2009).


Những chiếc phi thuyền khổng lồ trong Independence Day (1996): I
ndependence Day xoay quanh cuộc chiến giữa con người và một chủng tộc ngoài hành tinh có công nghệ vượt trội. Chúng xâm lăng Trái Đất bằng một con tàu mẹ khổng lồ có kích thước bằng ¼ Mặt Trăng, rồi tách ra thành hàng chục chiếc phi thuyền nhỏ bao vây các đô thị lớn. Tuy nhiên, việc con tàu lớn như thế tiến vào bầu khí quyển sẽ gây ra rất nhiều thảm họa thiên nhiên, còn bản thân nó phải đối mặt với trọng lực khổng lồ. Ở phân đoạn cuối phim, những chiếc tàu rớt xuống mặt đất sẽ dẫn tới hàng loạt vụ nổ không thua kém bom nguyên tử là bao.


Con người trở thành pin cho máy móc trong loạt The Matrix:
Cuộc chiến giữa con người và máy móc trong loạt Ma trận nổ ra khi trí tuệ nhân tạo nổi loạn. Nhân loại quyết định che kín bầu trời bằng mây đen để cắt đi nguồn năng lượng từ ánh sáng của chúng. Từ đây, cỗ máy tự nâng cấp để biến con người thành những viên pin sống bằng cách tạo ra thế giới ảo gọi là Ma trận. Trên thực tế, đây là một ý tưởng tồi khi cơ thể người không sinh ra nhiều điện hoặc nhiệt năng. Đây là lý do khiến chúng ta dễ thiệt mạng trong thời tiết lạnh giá. Thay vì tiêu tốn tài nguyên để duy trì sự sống cho các “viên pin” này, cỗ máy có thể chọn cách dễ dàng hơn như năng lượng hạt nhân, gió hoặc xăng dầu, khí đốt.


Tận thế trong The Day After Tomorrow (2004):
Sau Independence Day, đạo diễn Roland Emmerich thêm một lần nữa “tát vào mặt” giới khoa học với The Day After Tomorrow. Bộ phim lấy đề tài tận thế khi thảm họa thiên nhiên kéo Trái Đất trở về Kỷ Băng hà. Đúng là nhân loại đang phải đối mặt với nguy cơ biến đổi khí hậumực nước biển dâng cao. Song, chúng diễn ra rất chậm và phải mất đến hàng triệu năm mới có thể dẫn đến sự diệt vong như tác phẩm miêu tả.


Trốn trong tủ lạnh để thoát khỏi bom nguyên tử trong Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull (2008):
Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull bị coi là tập phim tệ nhất thương hiệu phiêu lưu hành động. Phim có nhiều sai lầm tai hại về mặt khoa học. Nổi bất nhất là phân cảnh Indiana Jones (Harrison Ford) trốn vào một chiếc tủ lạnh để thoát khỏi bom nguyên tử. Chiếc tủ bị thổi văng đi hàng trăm m dưới áp lực vụ nổ, nhưng nhân vật vẫn toàn mạng. Chi tiết này nực cười đến mức bị khán giả trêu chọc và mỉa mai bằng cụm từ “nuke the fridge”. Trên thực tế, cả chiếc tủ lạnh lẫn Indiana Jones đều sẽ tan xác bởi sức nóng lên tới hàng chục nghìn độ C.


Cái chết của Matt Kowalski trong Gravity (2013):
Gravity là bộ phim xuất sắc cả về mặt nội dung, hình ảnh lẫn âm thanh của Alfonso Cuarón. Song, tác phẩm lại mắc một sai lầm cơ bản liên quan đến chính tựa đề “trọng lực”. Trong một cảnh cao trào, Matt Kowalski (George Clooney) và Ryan Stone (Sandra Bullock) bị mắc kẹt ngoài không gian. Chàng phi hành gia quyết định cắt dây để hy sinh thân mình và cứu nữ đồng nghiệp. Trên thực tế, cả hai khi ấy đang ở môi trường không trọng lực và chẳng còn chịu bất kỳ tác động nào nữa. Do đó, nhân vật của George Clooney không cần phải chết, mà chỉ cần đẩy nhẹ Ryan Stone về hướng trạm không gian thì cả hai sẽ thoát nạn.


Vòng lặp thời gian trong loạt phim Dark
: Dark là loạt phim viễn tưởng ăn khách của người Đức. Phim xoay quanh một đường hầm thời gian với các lỗ hổng cho phép con người du hành qua các năm 1921, 1953, 2019 và 2053. Từ đây, những người dân ở thị trấn nhỏ Winden có mối quan hệ chằng chịt và tréo ngoe xuyên suốt dòng thời gian. Tuy nhiên, du hành thời gian trong Dark vẫn vướng phải Nghịch lý Tiền định (Bootstrap Paradox) khi không thể xác định được điểm khởi đầu của vòng lặp, hay giải thích rõ lý do Michael Kahnwald (Sebastian Rudolph) phải tự sát. Ngoài ra, thiết bị du hành của Jonas Kahnwald (Louis Hofmann) trên thực tế được xây dựng dựa trên lý thuyết hố đen, và sẽ dễ dàng phá hủy cả Trái Đất một khi được kích hoạt.

Cập nhật: 03/07/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video