Lúa mì “mặn” sẽ giải quyết khủng hoảng thức ăn?

Các nhà khoa học cho rằng loại lúa mì cứng mang gene “thích” muối có khuynh hướng tăng trưởng nhanh trong đất mặn sẽ giải quyết triệt để vấn đề khủng hoảng thức ăn trong tương lai.

>>> Lúa mì bị lão hóa sớm vì biến đổi khí hậu

Tình trạng dân số ngày càng tăng nhanh, nước khan hiếm và sự thay đổi khí hậu theo chiều hướng không thuận lợi cho nông nghiệp. Cùng với vấn đề ngập mặn, hay trong nước có độ mặn cao ở những nước đang phát triển dần dần trở thành vấn đề khá nan giải cho các nhà khoa học.

Để giải quyết điều đó, các nhà khoa học đã cho những gen chịu mặn vào cây lúa bằng phương pháp cổ điển. Kết quả khá khả quan thể hiện ở Nhật khi họ áp dụng phương pháp này vào năm ngoái sau thiên tai sóng thần.

Căn cứ vào mẫu thử nghiệm trên ruộng muối, các nhà khoa học thuộc Đại học Adelaide, miền Nam nước Úc, cho biết: “Sản lượng của loại lúa mì cứng mang gene “thích” muối, gene TmHKT1; 5-A, tăng lên 25% so với loại lúa mì thường”.

Gene TmHKT1;5-A đã giúp loại bỏ natri từ trong nước được đưa từ rễ cây lên lá. Đồng thời gene này được đưa theo phương thức truyền thống, mà không phải thông qua công nghệ di truyền.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video